36 Container Hạt Điều Mới Nhất 2024 Tại Tphcm

36 Container Hạt Điều Mới Nhất 2024 Tại Tphcm

Tóm tắt lại vụ việc tại Hội nghị "Giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước quý 1/2022" do Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Công sứ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, cho biết 5 doanh nghiệp Italia ký kết hợp đồng mua 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD với 6 doanh nghiệp hạt điều Việt Nam thông qua một công ty môi giới - chủ là Việt kiều ở Mỹ.

Tóm tắt lại vụ việc tại Hội nghị "Giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước quý 1/2022" do Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức, ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Công sứ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, cho biết 5 doanh nghiệp Italia ký kết hợp đồng mua 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD với 6 doanh nghiệp hạt điều Việt Nam thông qua một công ty môi giới - chủ là Việt kiều ở Mỹ.

DOANH NGHIỆP Ỉ LẠI VÀO MÔI GIỚI

Bài học từ vụ này, ông Thanh cho rằng không phải do doanh nghiệp xuất khẩu điều hay Hiệp hội điều yếu kém quá mà do thật thà quá, có lòng tin quá. Theo ông Thanh, trong giao dịch cần có chút nghi ngờ và cần xác minh các nghi ngờ này để giải toả, khi đó mới tin tưởng để làm ăn.

Trong vụ việc này chúng ta quá tin vào công ty môi giới. Công ty môi giới đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu được vài lô hàng nên doanh nghiệp xuất khẩu đã có lòng tin, vì thế 6 doanh nghiệp đều ký qua môi giới mà không biết người nhận hàng là ai, không có liên lạc trực tiếp.

Ông Thanh nhận định, môi giới rất cần thiết trong giao thương quốc tế nhưng dù tin đến đâu cũng cần kiểm soát, điều tra môi giới. Nếu ký hợp đồng với môi giới có thể trích phần trăm hoa hồng theo tỷ lệ nào đó nhưng phải cho địa chỉ giao dịch của người mua (địa chỉ công ty, số điện thoại, email…), biết mặt và nói chuyện trực tiếp.

Ngoài ra, DP là phương thức thanh toán quốc tế song vấn đề là áp dụng cho khách hàng nào, thực hiện thế nào và đặc biệt phải đặt cọc tối thiểu nếu hợp đồng lớn phải đặt 10-30%, phần còn lại thanh toán theo DP, LC. Vì khi có đặt cọc doanh nghiệp phải có mã số, có tài khoản, có người đại diện… Và khi đặt cọc doanh nghiệp Việt Nam mới tiến hành sản xuất, thu gom…

Bên cạnh đó, “doanh nghiệp cần nhờ các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Thương vụ nước ngoài tại Việt Nam, đại diện tại nước sở tại, Việt Kiều, qua công ty tư vấn để kiểm tra, xác minh. Nếu để sự việc xảy ra rồi mới nhờ Thương vụ khi đó có thể lấy lại được hoặc mất trắng”, ông Thanh khuyến cáo.

Nếu hợp đồng lớn, theo ông Thanh doanh nghiệp cần cử người sang để gặp người mua đàm phán, trao đổi…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cần có những hội thảo nghiệp vụ sâu hơn, liên tục tới doanh nghiệp về những vấn đề tương tự bởi hiện nay doanh nghiệp vẫn còn lơ là về vấn đề này.. Nước nào cũng đầy những doanh nghiệp lừa đảo nên cần thận trọng hơn với tất cả các doanh nghiệp, bạn hàng và đối tác...

"Nếu doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện thuê tư vấn thì có thể 3-4 doanh nghiệp tập hợp lại thuê chung một tư vấn trong quá trình kết nối, đàm phán, giao dịch và thực hiện hợp đồng", ông Thanh gợi ý.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại cũng đồng tình, đối với hoạt động ngoại thương, lừa đảo là một phần tất yếu. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu nếu thấy những thương vụ mua bán của mình chưa chắc chắn cần liên hệ trực tiếp với các thương vụ tại nước sở tại để thẩm tra, thẩm định thông tin để giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

Trong rất nhiều trường hợp khi xảy ra rủi ro doanh nghiệp mới gọi tới Thương vụ để nhờ trợ giúp, khi đó đã muộn, vì vậy theo ông Phú, chúng ta cần “phòng còn hơn chống”, tránh vụ việc đi quá xa.

BNEWS Các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất khẩu được sang Hà Lan 8 container hạt điều có chứng từ gốc trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy.

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn thông tin mới nhất của Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết tính đến ngày 22/3, các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất khẩu được sang Hà Lan 8 container hạt điều có chứng từ gốc trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy.

Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có các container bị mất chứng từ gốc trong vụ việc trên, cùng ngày 22/3, Thương vụ Việt Nam và các phóng viên TTXVN thường trú tại Italy đã có chuyến công tác tại thành phố cảng La Spezia, miền Bắc Italy, để đề nghị chính quyền cảng, cảnh sát tài chính và các hãng tàu có đại diện tại La Spezia, hỗ trợ, phối hợp nhằm giúp giảm tổn thất của các doanh nghiệp Việt Nam xuống mức thấp nhất.

Phát biểu với phóng viên TTXVN, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy Nguyễn Đức Thanh nói: “Chính quyền cảng La Spezia cam kết cùng với cảnh sát tài chính của cảng sẽ giữ lại số container, mà các công ty Việt Nam mất kiểm soát bộ chứng từ, cập cảng này.

Chúng tôi cũng làm việc với chính quyền cảng về khả năng hợp tác cảng biển, bởi cảng Genova là điểm trung chuyển của 30% lưu lượng container của toàn Italy, còn cảng La Spezia và cảng Carrara trung chuyển khoảng 20%.

Tổng cộng 2 cảng này chiếm tới 50% lượng container của Italy xuất-nhập khẩu với thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ cảng La Spezia có khoảng 500 nghìn container từ Italy xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng máy móc, thiết bị, hàng thực phẩm nông sản”.

Tham tán Nguyễn Đức Thanh cho biết, trong số 36 container bị mất kiểm soát chứng từ, cảnh sát tài chính Italy đã ra quyết định giữ lại cảng 14-16 container, số liệu có thể thay đổi do các tàu đến chậm hoặc số container bị vênh hay 1 container mới được phát hiện là không bị mất bộ chứng từ và có thể bán cho khách hàng khác.

Còn lại 21 container nữa sẽ đến cảng La Spezia và cảng Genova, trong đó có 6 container sẽ đến cảng La Spezia vào ngày 26/3, 2 container cũng đến cảng này vào ngày 28-29/3.

Trong thời gian tới, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với các hãng tàu và về các vấn đề liên quan tới việc xử lý của tòa án.

Theo ông Thanh nếu các vụ này trở thành vụ án hình sự thì việc xử lý có thể nhanh hơn, bởi vì có thông tin bên mua đã thuê luật sư và đã liên hệ với luật sư của bên bán (các doanh nghiệp Việt Nam), hãng tàu, tòa án để đòi giao hàng khi họ có bộ chứng từ gốc.

Hiện nay có ít nhất 1 bộ chứng từ gốc đã được COSCO (hãng giao nhận vận tải) xác định là bộ chứng từ thật. Đây chứng cứ đầu tiên cho thấy nhóm người lừa đảo tại Italy đã có được bộ chứng từ gốc bằng cách nào đó bất hợp pháp mà chưa trả tiền cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng có hãng tàu đang xem xét việc tăng số tiền và thời gian bảo lãnh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải trả nếu muốn lấy hàng mà không có bộ chứng từ gốc.

Tham tán Nguyễn Đức Thanh cũng khuyến nghị rằng các doanh nghiệp và Hiệp hội Điều Việt Nam vẫn cần phải làm việc tích cực với các cơ quan hữu quan tại Việt Nam để làm sao có các phán quyết gấp và khẩn nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể sớm giải phóng hàng, bởi vì với mặt hàng thực phẩm như điều nhân này, thời gian chính là tiền bạc./.

TPO - Liên quan đến vụ các container hạt điều xuất khẩu sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo, Bộ Công Thương cho biết đã chỉ đạo Tham tán Thương mại tại Italia trực tiếp đến làm việc với đơn vị quản lý cảng, hãng tàu, ngân hàng và chính quyền địa phương, đề nghị tạm thời chưa tiến hành giao hàng để làm rõ vụ việc.

Theo Bộ Công Thương, sau khi nắm bắt thông tin về vụ việc, bộ đã chỉ đạo Tham tán Thương mại tại Italia trực tiếp đến các cảng Genova, Napoli là những nơi mà các lô hàng được đưa đến, làm việc với đơn vị quản lý cảng, hãng tàu, ngân hàng và chính quyền địa phương, đề nghị tạm thời chưa tiến hành giao hàng để có thời gian làm rõ vụ việc.

Hiện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Italia cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận luật sư tại Italia để tư vấn, tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết giúp doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát các lô hàng.

“Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã liên hệ với công ty môi giới các hợp đồng mua bán hạt điều nói trên, đề nghị cung cấp thông tin và tích cực hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để xử lý, đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam. Bộ đã có công hàm gửi Đại sứ quán Italia tại Việt Nam, cử cán bộ đến làm việc với Đại sứ quán, đề nghị Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để giải quyết vụ việc”, Bộ Công Thương cho biết.

Đến nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Italia đề nghị các Bộ trưởng của Italia quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp Italia.

Hiện nay vẫn chưa có kết luận về bản chất của vụ việc, tuy nhiên qua vụ việc này, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần kiểm tra, xác thực kỹ đối tác qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh cơ quan Thương vụ Việt Nam tại các nước.

“Các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, các nghĩa vụ của mỗi bên, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường, ...Các doanh nghiệp cũng lưu ý các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro, trong đó có việc mua bảo hiểm đầy đủ và chủ động thuê tàu, kiểm soát các khâu trong chuỗi logistics”, Bộ Công Thương khuyến cáo.