Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...
Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...
Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.
2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng
Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng thông qua các việc làm cụ thể như sau:
- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.
- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.
- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.
3. Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):
Đới bờ được hiểu là vùng nước chuyển tiếp giữa lục địa và biển (bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ). Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì sở hữu nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đới bờ dễ bị xói mòn, ngập lụt và ô nhiễm bởi việc khai thác, sử dụng bừa bãi vùng đất, nguồn nước. Khi đới bờ bị ô nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến vùng nước biển trên diện rộng. Vậy nên, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là chú trọng đến việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, dài hạn khi sử dụng đới bờ để phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức mang tính lâu dài. Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao.
4. Xây dựng các khu bảo tồn biển
Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là:
- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.
- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.
5. Đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm biển
Bên cạnh với việc đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển cũng rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.
Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở. Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày. Hết giờ làm việc, họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày. Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo. Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi ăn trưa ở nơi làm việc, giấy vụn... Rác không cháy bao gồm các đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại… Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bề khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý. Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản.
Phân loại rác đã trở thành thói quen của người dân Nhật Bản
Đặc biệt, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng đồ cũ, hàng tái chế bởi ở đây có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn nhiều phụ nữ lựa chọn mua về sử dụng trong gia đình. Thậm chí, khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách hàng may mắn được sở hữu món đồ tái chế. Tâm lý không e ngại sử dụng đồ cũ của phụ nữ Nhật Bản sẽ giảm bớt lượng rác thải phải xử lý, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí cho các gia đình, nhà máy xử lý rác thải ở Nhật Bản.
Trong gia đình Nhật Bản, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, do đó người phụ nữ được khuyến khích tham gia những buổi tập huấn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình bởi các tổ chức an sinh xã hội. Khi tham gia vào các khóa tập huấn kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình, phụ nữ có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để vận dụng trong cuộc sống gia đình. Do vậy, có rất nhiều chương trình BVMT, bảo vệ sức khỏe cho người dân của Chính phủ được phụ nữ Nhật Bản thực hiện thành công như Chương trình thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ở Nhật Bản, nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến BVMT, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và điều tất yếu các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi ngủ sớm một giờ đồng hồ và cũng dậy sớm một giờ đồng hồ để giảm phát thải khí CO2 tại các hộ gia đình. Chương trình kêu gọi mọi người sử dụng ánh sáng mặt trời buổi sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các hoạt động như chạy bộ, tập yoga và ăn một bữa ăn giàu dinh dưỡng... Những chương trình trên đều có sự tham gia vào cuộc tích cực của phụ nữ Nhật bởi họ là người chăm lo những bữa ăn, sức khỏe cho cả gia đình.
Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khi vai trò của người phụ nữ được khẳng định và đề cao trong cuộc sống thì trách nhiệm BVMT sẽ đi vào đời sống thực tiễn, tạo thành thói quen, tính cách của người Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng của người phụ nữ Á Đông với các đức tính chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo chăm lo cho gia đình. Những kinh nghiệm từ việc làm nhỏ nhưng hiệu quả cao ở phụ nữ Nhật Bản là những bài học giúp cho phụ nữ Việt Nam trong việc nâng cao ý thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và cả tâm lý sử dụng đồ cũ ngày một tốt hơn.
Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 11/2013