Bài Thủy Triều Lên Cao

Bài Thủy Triều Lên Cao

Tại thành phố Vĩnh Long, từ sáng sớm nước đã dâng cao khiến nhiều tuyến đường trong nội ô thành phố ngập sâu. Theo ghi nhận, nước dâng cao từ khoảng 5 - 8 giờ sáng. Nước dâng cao gây ngập nhiều tuyến đường và trường học trong khu vực nội ô như: đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường 30 tháng 4, đường Trưng Nữ Vương, đường Hưng Đạo Vương, đường Hoàng Thái Hiếu… Đặc biệt, tại giao lộ giữa đường Hưng Đạo Vương và Hoàng Thái Hiếu là khu vực đông phương tiện qua lại, gần chợ và trường học, nước dâng cao suốt nhiều giờ liền khiến việc lưu thông bị ùn tắc cục bộ, nhiều xe bị chết máy.

Tại thành phố Vĩnh Long, từ sáng sớm nước đã dâng cao khiến nhiều tuyến đường trong nội ô thành phố ngập sâu. Theo ghi nhận, nước dâng cao từ khoảng 5 - 8 giờ sáng. Nước dâng cao gây ngập nhiều tuyến đường và trường học trong khu vực nội ô như: đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường 30 tháng 4, đường Trưng Nữ Vương, đường Hưng Đạo Vương, đường Hoàng Thái Hiếu… Đặc biệt, tại giao lộ giữa đường Hưng Đạo Vương và Hoàng Thái Hiếu là khu vực đông phương tiện qua lại, gần chợ và trường học, nước dâng cao suốt nhiều giờ liền khiến việc lưu thông bị ùn tắc cục bộ, nhiều xe bị chết máy.

Khởi tố, bắt giam "Shark Thủy", Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Egroup trong vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup), Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame (Công ty Egame), Bộ Công an vừa phát thông tin mới về việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phầnTập đoàn giáo dục Egroup, Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame.

Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị những bị hại liên quan đến Tập đoàn Egroup, khẩn trương liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Nếu hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của pháp luật nhưng người bị hại không đến làm việc, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không xem xét, giải quyết trong vụ án.

Kết quả điều tra vụ án xác định: Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2023, bị can Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup, Công ty Egame và đồng phạm đã sử dụng pháp nhân Công ty Egame thực hiện hành vi gian dối trong việc sử dụng cổ phần Tập đoàn Egroup không có thật để huy động vốn bằng các hình thức giao dịch: Bán cổ phần nhận thanh toán tiền mặt, chuyển khoản; Bán cổ phần thanh toán bằng bất động sản; Vay mượn tiền nhà đầu tư đảm bảo bằng sở hữu cổ phần.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định những nhà đầu tư này là người bị hại trong vụ án.

Để điều tra, kết luận vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị những bị hại chưa đến làm việc, trình báo và cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng từ trong việc mua, cho vay bảo đảm bằng sở hữu cổ phần Tập đoàn Egroup, khẩn trương liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo địa chỉ Phòng 6 – Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, số 47 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, số điện thoại 099.309.3865 để được hướng dẫn.

Trước đó, từ đơn tố cáo của nhiều nhà đầu tư đã tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an đã vào cuộc xác minh.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 21/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP đầu tư và phân phối Egame; ngày 22/3/2024, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm ra giam đối với:

(1) Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame;

(2) Đặng Văn Hiển, Trưởng Ban quan hệ cổ đông Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn; ngày 25/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định pháp luật.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, phạm tội thuộc khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạm tội thuộc khoản 2 Điều này thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; phạm tội thuộc khoản 3 Điều này thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; phạm tội thuộc khoản 4 Điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.