Câu Chuyện Vinamilk

Câu Chuyện Vinamilk

Doanh nhân xuất thân từ nhà khoa học

Doanh nhân xuất thân từ nhà khoa học

Lần đầu tiên, tất cả các bản vẽ phác thảo và hoàn thiện Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày trang trọng trong khuôn khổ triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam – Họa sĩ Bùi Trang Chước” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện.

Vào những năm 1950, để mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã có Công văn gửi Ban thường vụ Quốc hội về việc làm Quốc huy. Năm 1951, cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động, thu hút đông đảo họa sĩ cả nước tham gia. Riêng họa sĩ Bùi Trang Chước, với tài năng sáng tạo và sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, đã có tới 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chi tiết – một hành trình sáng tạo đầy ấn tượng của họa sĩ. Trong số này, có 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy được Ban Mỹ thuật chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10-1954.

Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936-1941), là người Việt đầu tiên vẽ tem bưu chính ở Đông Dương. Ông cũng là tác giả của nhiều mẫu tiền như các mẫu Một đồng, Mười đồng, Một vạn đồng… Năm 1953, họa sĩ Bùi Trang Chước được biệt phái làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu Bằng khen, Huân chương, Huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đây cũng là lúc ông bắt đầu tham gia cuộc thi vẽ mẫu Quốc huy.

Sau nhiều năm “im lìm” trong ngăn tủ lưu trữ, lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về quá trình lao động sáng tạo miệt mài của ông. Đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ bản gốc được trưng bày, giới thiệu tới công chúng, thay vì bản chụp lại như trước đây.

Toàn bộ 112 mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước có đủ loại hình vẽ, từ hình dáng bầu dục đứng hoặc ngang, hình tròn…, vẽ chì, vẽ màu, phác thảo hoặc hoàn thiện… Rất nhiều chi tiết, hình ảnh đặc trưng của Việt Nam đã được họa sĩ sử dụng, từ bông lúa, con trâu, cái đe, dải lụa, sao vàng năm cánh, rặng dừa, hàng cau, cây tre, cổng đền Hùng, đền Quang Trung, Tháp Rùa, Cột cờ Hà Nội, cổng thành Đại La…

Trong tài liệu viết tay“Tôi vẽ Quốc huy” lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, họa sĩ Bùi Trang Chước kể lại: “Năm 1953, nhân dịp nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước Xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta. Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình. Dựa trên những gợi ý đó, tôi phác một số mẫu vẽ hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe tượng trưng cho công nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu, song thấy cây tre, con trâu ở một số nước Á Đông khác cũng có, nên tôi lại dùng những địa danh lịch sử như đền Hùng, gò Đống Đa, ô Quan Chưởng hoặc Khuê Văn Các, chùa Một Cột, Tháp Rùa. Nhưng tôi thấy các phác thảo đó về hình dáng còn rắc rối cầu kỳ, nội dung cũng chưa được ổn: cái thì về mảng trang trí không hợp, cái lại mang hình dáng tôn giáo…

Sau tôi dùng hình tròn là hình cổ truyền giản dị của dân tộc ta từ trước đến nay, về nội dung bên trong tôi thấy các nước thường dùng quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, từ đó đã gợi ý cho tôi lấy nền đỏ, sao vàng của quốc kỳ làm biểu tượng cho đất nước, dân tộc mình, vừa giản dị, đẹp đẽ về hình trang trí, vừa có ý nghĩa về nội dung, nói lên được từ ngày có Đảng lãnh đạo, Cách mạng, có ngôi sao dẫn đường”.

Trong “Tôi vẽ Quốc huy”, họa sĩ Bùi Trang Chước cho biết, phác thảo mẫu Quốc huy cuối cùng được trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh. “Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ, khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của dân tộc ta hay dùng. Số mẫu này tôi làm hai bản: Một bản đưa đồng chí Côn để đệ trình lên Bác Hồ và được Bác Hồ góp ý: hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể; nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại. Còn một bản hiện nay tôi vẫn giữ” - họa sĩ viết....

Mẫu Quốc huy này sau đó đã được Trung ương duyệt và yêu cầu chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ. Khi đó, họa sĩ Bùi Trang Chước nhận nhiệm vụ tuyệt mật sang Trung Quốc vẽ và in tiền, cho nên Trung ương đã giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa lại một vài chi tiết. Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254-SL về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kèm theo đó là Phụ lục số 1, 2 in mẫu vẽ Quốc huy có tô màu vàng kim nhũ và Quốc huy không tô màu.

Mẫu Quốc huy chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Đặng Thanh Tùng Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) cho biết: “Nếu như chúng ta nhìn tài liệu lưu trữ quốc gia từ giá trị nghệ thuật, sẽ thấy những mẫu phác thảo quốc huy không chỉ có giá trị thông tin mà còn giàu giá trị mỹ thuật và nghệ thuật. Những mẫu quốc huy này đều đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 3”.

Toàn bộ hơn 200 tài liệu lưu trữ gồm phác thảo, mẫu vẽ, tư liệu viết tay… được trưng bày tại Triển lãm là của gia đình họa sĩ Bùi Trang Chước lưu giữ và có một phần được giữ gìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt. Giao Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam.

(Công văn số 42/TB-VPCP ngày 27-2-2004 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại cuộc họp về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam)

Ông Đặng Thanh Tùng chia sẻ, đây là những tư liệu vô cùng quý giá, có ý nghĩa đối với cả một quốc gia, dân tộc, cho nên đã từng có nhiều nhà sưu tầm cá nhân ngỏ ý với gia đình muốn mua lại những tư liệu hiện vật này với giá trị rất lớn. Tuy nhiên, gia đình đã từ chối và sau đó phối hợp với Cục Văn thư lưu trữ nhà nước để thực hiện triển lãm. “Chúng tôi đã đề nghị “mua” lại của gia đình, tất nhiên là không thể với một số tiền lớn như các nhà sưu tầm tư nhân, các cá nhân đề nghị được, mà chỉ đủ đề bù đắp chi phí lưu trữ cho gia đình. Việc trao lại các tư liệu, tài liệu liên quan đến họa sĩ Bùi Trang Chước của gia đình cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia không chỉ có ý nghĩa về việc gìn giữ, lưu trữ tư liệu, mà còn có ý nghĩa rất lớn về lòng yêu nước, tự hào dân tộc”.

Ban Tổ chức Triển lãm chụp ảnh lưu niệm với gia đình họa sĩ.

Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình cố họa sĩ sẽ làm hồ sơ Giải thưởng Hồ Chí Minh cho họa sĩ Bùi Trang Chước trong thời gian sớm nhất.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam

Ông Đặng Thanh Tùng cho rằng, việc hiến tặng hoặc “bán” cho cơ quan lưu trữ nhà nước những hiện vật, tác phẩm quý như thế này, không những giúp cho những tư liệu, hiện vật, tác phẩm… được lưu giữ trong điều kiện tốt nhất có thể, mà còn được trường tồn và nâng cao giá trị, thí dụ như các tư liệu, tài liệu liên quan đến Quốc huy này đang được Cục Lưu trữ nhà nước làm hồ sơ trình để Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia”…

Mẫu Quốc huy là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ những mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện.

Công văn tháng 9-2014 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông báo kết luận của Thủ tướng về vấn đề tác giả Quốc huy Việt Nam

75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

HÀNH TRÌNH NÂNG TẦM GIÁ TRỊ THẢO DƯỢC VIỆT NHỜ ỨNG DỤNG KH&CN HIỆN ĐẠI

Chinh phục ngành dược Việt với bước chân thần tốc để trở thành điểm sáng cùng những dấu son đầy tự hào, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI đã tiên phong khai phá, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên ứng dụng công nghệ Nano trong lĩnh vực dược phẩm. Bằng Bản lĩnh – Trí tuệ và Khát vọng, những người Dược sĩ ở CVI Pharma đã viết nên câu chuyện Nâng tầm thảo dược suốt gần 1 thập kỷ.

Là những sinh viên xuất sắc của Đại học Dược Hà Nội, mang trong mình hoài bão lớn với khát khao hiện thực hóa giấc mơ ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống, mang lại nhiều sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu Việt, năm 2013 hai Dược sĩ trẻ Phan Văn Hiệu và Nguyễn Trường Thành đã cùng thành lập Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma).

Ngay từ khi khởi nghiệp, CVI Pharma đã chú trọng đến hợp tác với các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá chất lượng từ dược liệu thuần Việt. Làm mới những giá trị cũ bằng khoa học công nghệ không chỉ là sự lựa chọn chiến lược giúp CVI Pharma với nguồn lực hạn chế có cơ hội tiếp cận thị trường dược phẩm đang cạnh tranh khốc liệt, mà còn là động lực phát triển của Công ty. CVI Pharma cho rằng, chỉ có công nghệ cao mới giúp doanh nghiệp liên tục đổi mới, sáng tạo và mang đến những sản phẩm có giá trị cho cộng đồng.

Đánh thức tiềm năng thảo dược Việt

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc”, nguyên liệu dược phẩm vô cùng phong phú. Song nước ta lại đi sau các nước về công nghệ sản xuất nên thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu về bào chế. Điều này đã vô tình bỏ phí nguồn tài nguyên thảo dược mà thiên nhiên ban tặng và những bài thuốc quý gia truyền nhiều đời của cha ông.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các loại thảo dược có tính ứng dụng cao cũng bị “gác trên giá”. Từ những điều kiện đó, hai dược sĩ đã mạnh dạn thành lập Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI – CVI Pharma, hợp tác với các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào việc tạo ra các sản phẩm đột phá chất lượng từ dược liệu thuần Việt và hiện thực hóa các công trình nghiên cứu có giá trị.

Thành công đầu tiên minh chứng cho hướng đi mới khác biệt của CVI Pharma, đã gây ra tiếng vang lớn trong ngành dược phẩm đó là việc chuyển giao nguồn nguyên liệu Nano Curcumin, chiết xuất từ cây nghệ vàng, từ Viện Hàn lâm KH&CN để bào chế ra viên nang mềm CumarGold, mở đầu cho kỷ nguyên ứng dụng công nghệ Nano hiện đại vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chỉ sau 5 năm, CumarGold đã trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường, được hàng triệu bệnh nhân tin dùng và vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý.

Lựa chọn cây nghệ để khởi đầu cho giấc mơ nâng tầm thảo dược Việt, CVI đã thực sự gặt hái được nhiều thành công với những bước tiến đầy ấn tượng:

Tháng 10 năm 2016, CVI tiếp tục ký kết hợp tác nhận chuyển giao công nghệ bào chế Phức hệ Nano FGC từ TS Hà Phương Thư của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để đưa ra thị trường sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư CumarGold Kare. Sau 2 năm, CumarGold Kare đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy của hàng trăm nghìn bệnh nhân ung thư trên cả toàn quốc.

Tháng 6/2018, một lần nữa CVI tiếp tục trở thành điểm sáng của ngành dược khi nhận chuyển giao công nghệ được Mỹ, Đài Loan cấp bằng sáng chế, để đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc, cho ra đời sản phẩm Heposal, với sứ mệnh bảo vệ lá gan người Việt. Đề tài này không chỉ mang lại sản phẩm bảo vệ gan chất lượng cao theo chuẩn quốc tế với giá thành hợp lý, mà quan trọng hơn còn giúp bảo tồn, phát huy nguồn dược liệu Ưng bất bạc, mang hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho bà con nông dân vùng trồng ở 9 tỉnh trên cả nước.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, CVI còn liên tục cho ra đời các dòng mỹ phẩm chăm sóc da như Decumar, CumarGold Gel và Kem Embé. Trong đó, Decumar đã có những bước tăng trưởng thần kỳ khi chỉ sau 3 năm vươn lên trở thành nhãn hàng trị mụn hàng đầu dành cho lứa tuổi teen với hàng triệu tuýp được bán ra mỗi năm.

Với 3 nhãn hàng dẫn đầu thị trường như CumarGold, CumarGold Kare, Decumar, cùng những con số tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, với tốc độ 60% mỗi năm, từ 7 tỷ năm 2013 đến 300 tỷ đồng năm 2017,…đã khẳng định vị thế của CVI Pharma, tuy là một doanh nghiệp non trẻ nhưng đã mở ra cả một thị trường lớn cho các sản phẩm có nguồn gốc từ cây nghệ vàng.

Hiện tại, các sản phẩm của CVI Pharma đã có mặt tại hơn chục nghìn nhà thuốc tại 63 tỉnh, thành phố và chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước với nhiều giải thưởng cao quý được trao tặng

Chuẩn hóa nhân sự chất lượng cao

Từ 10 nhân sự trong giai đoạn ban đầu, toàn hệ thống CVI Pharma hiện có hơn 300 người, trong đó có nhiều nhân sự đến từ các tập đoàn đa quốc gia và các tiến sĩ dược học được đào tạo ở nước ngoài về hợp tác, làm việc và gắn bó với Công ty.

Coi con người là giá trị cốt lõi làm nên thành công của doanh nghiệp, CVI Pharma chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý tham dự các diễn đàn, hội thảo chuyên đề để trau dồi kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng lực điều hành và quản lý bộ phận.

Tháng 4 năm 2017, CVI bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ, tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp theo hướng minh bạch, chuyện nghiệp, chuẩn mực bằng việc chính thức tiếp nhận đầu tư từ Quỹ Đầu tư phát triển Daiwa-SSIAM, với sự góp mặt của định chế tài chính lớn đến từ Nhật Bản và Công ty Quản lý quỹ SSI. Đây là một bước đi quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới, khẳng định vị thế, uy tín, tiềm năng và mở ra tầm nhìn mới của CVI trở thành top 10 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Trên hành trình phát triển không ngừng nghỉ ấy, tháng 7/2017 CVI tiếp tục có bước tiến lớn khi vinh dự trở thành doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên được cấp chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy tại khu CNC Hòa Lạc với diện tích khoảng 12.000 m2. Chi phí đầu tư nhà máy công nghệ cao dự kiến lên tới 300 tỷ đồng với hệ thống quản trị chuyên nghiệp, bao gồm ba đơn nguyên: Nhà máy chiết xuất dược liệu công nghệ cao siêu tới hạn; Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nano; Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP- WHO… với tham vọng sản xuất 100 triệu sản phẩm mỗi năm. Dự án Nhà máy Dược phẩm Công nghệ cao CVI Pharma đã giúp CVI khép kín chuỗi giá trị từ chuyển giao các đề tài nghiên cứu, sản xuất đến phân phối các sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường và hướng tới phát triển bền vững, CVI Pharma đã tái cấu trúc lại bộ máy, cũng như hoạt động theo mô hình hệ sinh thái bao gồm Công ty mẹ CVI Pharma và các công ty con: Công ty CP CVI Miền Nam (2014), Medstand Pharma (2019) và J-CVI Pharma (2021)

An sinh xã hội là nền tảng cho sự phát triển bền vững

Gắn liền phát triển kinh doanh với trách nhiệm an sinh xã hội, CVI Pharma luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng như chương trình tặng 50.000 cuốn cẩm nang ung thư cho các bệnh viện ung bướu trên toàn quốc, tổ chức các chương trình “Cơm tết” cho bệnh nhân ung thư, tặng quà 1/6 cho các bệnh nhân nhi, cho ra đời MV ca nhạc Khúc ca yêu cuộc đời, thắp lửa niềm tin, truyền khát vọng sống cho BN ung thư, tổ chức khám, xét nghiệm men gan miễn phí tại Hà Tĩnh, tặng quà giúp đồng bào lũ lụt miền trung…

Đặc biệt, năm 2022 CVI Pharma đã triển khai chiến dịch Vì sức khỏe xương khớp người Việt, đồng hành cùng Bộ LĐTBXH, Ban Tuyên giáo TW và Hội Người Cao tuổi trao tặng 100.000 hộp sản phẩm Kiện Cốt Vương – Hỗ trợ giảm đau, khớp xương chắc khỏe nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7, kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống lực lượng công an nhân dân 19/8 và chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn tháng 10/2022. Hàng nghìn phần quà chăm sóc sức khỏe xương khớp đã được trao tặng tới tận tay hàng ngàn thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, cán bộ công an hưu trí và người cao tuổi trên toàn quốc. Hành trình tri ân hướng về cội nguồn, gieo mầm và lan tỏa giá trị nhân văn tốt đẹp, đã thắp sáng niềm tin cho người cao tuổi. Với những đóng góp có ý nghĩa to lớn ấy, tại lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2022, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI là một trong những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vinh danh, tặng kỷ niệm chương vì đã có nhiều hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Bên cạnh đó, CVI Pharma cũng nhận được Thư cảm ơn của Bộ LĐTBXH và Ban Tuyên giáo TW, Công an Tỉnh Quảng Trị và từ các Sở LĐTBXH ở địa phương trên cả nước.

Hành trình CVI là sự kiên trì, tìm tòi, sáng tạo cùng với một chiến lược xuyên suốt và bài bản, tầm nhìn xa rộng, kiên định với hướng đi đã lựa chọn, CVI Pharma sẽ không ngừng tìm kiếm, ứng dụng các nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại để mang đến cho cộng đồng những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất. Dù biết rằng chặng đường trước mắt còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc, với niềm tin vào giá trị của cây thuốc Việt cùng những tiến bộ của khoa học đã được chứng minh, CVI Pharma vẫn tiếp tục hành trình để hiện thực hóa giấc mơ “NÂNG TẦM THẢO DƯỢC VIỆT”.

Bắt đầu vào năm 2011, lúc đó Tasco Mall là trung tâm mua sắm đầu tiên tại quận Long Biên.Theo dòng chảy thời gian, Tasco Mall phát triển và trở thành một phần không thể thiếu tại cộng đồng địa phương, cũng như trở thành một phần trong hệ sinh thái của Tập đoàn Tasco. Tọa lạc trên khu đất rộng 6,3 ha, Tasco Mall là điểm đến mua sắm, ăn uống, giải trí hàng ngày cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác, trở thành điểm sáng của trung tâm quận Long Biên.

Ông Nguyễn Quang Trí - giám đốc điều hành marketing của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), cho biết chiến dịch tái định vị thương hiệu trong năm 2023 đã có mức lan tỏa "gây bão" về mặt truyền thông, tiêu dùng.

Trao đổi về kế hoạch làm mới mình của hãng trong năm 2024, ông Nguyễn Quang Trí cho biết:

Trong bốn tháng gần đây kể từ khi "thay áo", thị phần sữa nước đã tăng 3.2 điểm phần trăm, thương hiệu Vinamilk được định giá tăng 6% so với năm 2022, đạt 3 tỉ USD, tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu.

Còn quá sớm để đánh giá chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nỗ lực tái định vị đã tạo được sự quan tâm, hào hứng từ cộng đồng. Đó là khởi đầu rất tốt của quá trình hiện đại hóa trải nghiệm cho người dùng và tạo đà bứt phá trong tương lai.

Đây là lần đầu tiên việc tái định vị thương hiệu được thực hiện với quy mô, mức độ thay đổi gần như hoàn toàn. Đằng sau đó, Vinamilk mong muốn kế thừa di sản văn hóa của một thương hiệu 47 năm tuổi và thổi vào đó nguồn năng lượng tươi mới, trẻ trung hơn.

* Cùng với sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, Vinamilk có gì mới để chinh phục người tiêu dùng trong những năm tiếp theo, thưa ông?

- Tháng 7-2023 đánh dấu mốc cho cuộc tái trúc mạnh mẽ của chúng tôi. Từ sau màn "lột xác" với nhận diện thương hiệu mới, cái tên Vinamilk được nhắc nhiều hơn trong cộng đồng, người tiêu dùng và cả những người trong ngành.

Sau đợt thay đổi bao bì cho dòng sữa tươi 100% và sữa dinh dưỡng, mới đây chúng tôi bắt đầu giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm mới Green Farm. Đây là một sản phẩm rất thú vị, thể hiện sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng của đội ngũ R&D và thể hiện định vị của Vinamilk.

Điểm nổi bật của sữa tươi Vinamilk Green Farm là lần đầu tiên doanh nghiệp ứng dụng công nghệ kép hút chân không trong chế biến, với nguồn nguyên liệu thuần khiết từ hệ thống trang trại sinh thái, thân thiện với môi trường.

Bằng quy trình khép kín từ trang trại đến những hộp sữa thành phẩm, công nghệ kép hút chân không giúp loại bỏ 50% gốc oxy tự do trong sữa, kết hợp bảo quản sữa lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong chế biến. Nhờ vậy, sản phẩm Vinamilk Green Farm đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được hương vị thơm béo tự nhiên, thoảng chút cỏ hoa và hậu vị ngọt, phù hợp với khẩu vị người Việt.

Sản phẩm sữa Green Farm là câu chuyện đầu tiên sau chiến dịch tái định vị thương hiệu. Trong năm mới này, còn nhiều câu chuyện cảm hứng ở những dòng sản phẩm khác mà chúng tôi sẽ tiếp tục kể và kết nối các giá trị tạo được với người tiêu dùng.

Sản phẩm mới cho thấy chúng tôi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, thay đổi bao bì chỉ là hướng bên ngoài. Quan trọng hơn, giá trị cốt lõi của Vinamilk luôn được khẳng định cùng thời gian: đó là sứ mệnh chăm sóc - "Care". Hành trình gần nửa thế kỷ của hãng đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng qua bao thế hệ, với cam kết không ngừng chăm sóc sức khỏe, thể chất và tinh thần bằng nguồn dinh dưỡng chất lượng cao.

* Với người tiêu dùng, các thay đổi này sẽ đem đến trải nghiệm như thế nào?

- Một trong những trụ cột của chiến lược chuyển đổi 5 năm của Vinamilk ngoài tái định vị thương hiệu là cải tổ hệ thống phân phối, áp dụng công nghệ vào logistics. Vinamilk có chuỗi phân phối rất lớn với hệ thống kho vận quy mô hiện đại, những trung tâm phân phối lớn. Cách tổ chức này giúp đem sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất với trạng thái chất lượng tốt nhất.

Chúng tôi liên tục cải thiện, áp dụng công nghệ giúp chuỗi cung ứng thông suốt hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn.

Yếu tố quan trọng không kém là trải nghiệm của người dùng. Sự chuyển đổi linh hoạt giữa các kênh trực tuyến và trực tiếp, các điểm chạm gắn với quá trình tiếp cận sản phẩm và quyết định mua hàng… được quan tâm nhiều hơn. Chúng tôi đang dùng công nghệ để hệ thống hóa, nắm bắt, đến gần người tiêu dùng, cố gắng hiểu người tiêu dùng nhiều nhất, sâu nhất, từ đó có định hướng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

* Sau khi công ty thay đổi nhận diện thương hiệu, chân dung khách hàng của Vinamilk liệu có khác trước?

- Khách hàng của Vinamilk tương đối bao trùm và ở nhiều phân khúc khác nhau, đủ mọi đối tượng trong gia đình.

Quan trọng của chiến lược tái định vị của chúng tôi là khẳng định giá trị di sản Vinamilk, chăm sóc người tiêu dùng nhiều thế hệ và mở rộng hơn. Xu hướng khác biệt hóa, cá nhân hóa đang ngày càng cao, buộc cách tiếp cận của nhà sản xuất cũng khác. Hay nói cách khác, nhà sản xuất phải chia nhỏ cách tiếp cận. Nhận diện thương hiệu mới cho thấy Vinamilk trẻ trung hơn, mang hơi thở lối sống hiện đại, hướng đến người tiêu dùng Gen Z nhưng vẫn đồng hành với những người tiêu dùng trung thành.

Trong các thiết kế bao bì, thông điệp marketing và cả thiết kế quầy kệ cũng sẽ toát lên triết lý mới của thương hiệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu bao bì mới cho các ngành hàng còn lại và dự kiến hoàn thành việc thay đổi bao bì trong năm 2024.

* Đâu là giải thưởng lớn nhất mà Vinamilk nhận được cho đến nay?

- Giải thưởng lớn nhất chắc chắn là sự tưởng thưởng của người tiêu dùng. Thống kê của Kantar cũng khẳng định Vinamilk là thương hiệu được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất ở Việt Nam trong ngành sữa 11 năm liền. Chúng tôi đang giữ thị phần cao nhất của ngành sữa ở Việt Nam.

Năm qua, Vinamilk cũng tạo tiếng vang với các giải thưởng quốc tế. Vinamilk Green Farm trở thành thương hiệu sữa tươi đầu tiên trên thế giới cùng lúc chinh phục 3 giải thưởng danh giá về các yếu tố An toàn và Tinh khiết (Clean Label), Hương vị và Chất lượng (Monde Selection) và Vị ngon thượng hạng (Superior Taste) - 3 sao.

Trước đó, 8 sản phẩm của Vinamilk nhận được giải thưởng quốc tế "Vị ngon thượng hạng" (Superior Taste Award) của tổ chức International Taste Institute.

Hai sản phẩm sữa 9 loại hạt Vinamilk Super Nut và sữa tươi Vinamilk Green Farm được gọi tên ở hạng vàng (Gold Award) của giải thưởng Monde Selection. Đây là giải thưởng chất lượng hàng đầu trong ngành thực phẩm và đồ uống trên thế giới.

* Vinamilk là một trong những nhà sản xuất đầu tư vào phát triển bền vững từ rất sớm. Động lực nào thúc đẩy doanh nghiệp làm điều này?

- Xu hướng xanh, phát triển bền vững ngày càng phổ biến và không thể đảo ngược, diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Hiện sản phẩm điển hình của Vinamilk phục vụ cho xu hướng tiêu dùng xanh là sữa tươi Green Farm.

Các nhà máy và trang trại của Vinamilk đã áp dụng thực hành phát triển bền vững. Cụ thể, tại trang trại đều đã áp dụng công nghệ biogas để chuyển chất thải thành năng lượng tái tạo và phân bón hữu cơ dùng cải tạo thổ nhưỡng, độ phì của đất. Trong năm 2022, trang trại Vinamilk Green Farm đã tuần hoàn 216.000 tấn nước.

Tính đến nay, 100% tài nguyên tái tạo tại các trang trại Vinamilk Green Farm tương đương với lượng điện dùng cho 2 chuyến xe điện khứ hồi từ trái đất đến mặt trăng, bằng số khối nước cho 86 hồ bơi Olympic và lượng carbon trung hòa tương đương 30.000 sân bóng phủ đầy cây xanh...

Những con số này góp phần khẳng định vị thế dẫn đầu của Vinamilk trong hành trình tiến đến mục tiêu Net Zero 2050 tại Việt Nam.

* Điều gì giúp công ty tự tin tiến tới những dấu ấn quan trọng trong hành trình Net Zero?

- Phát triển bền vững đã được Vinamilk tiên phong hơn 10 năm trước, bắt đầu với chương trình Quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam. Đó là tầm nhìn dài hạn về xu thế phát triển bền vững mà những nhà lãnh đạo Vinamilk thấy được và cam kết thực hiện cho đến ngày nay.

Từ nền móng đầu tiên cho mục tiêu tiến đến đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), Vinamilk kiên trì áp dụng thực hành phát triển bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo, phương pháp sản xuất tuần hoàn… Hiện chúng tôi đang bắt đầu hái quả. Vinamilk là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại được các tổ chức đánh giá độc lập quốc tế trao "Chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014", là Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An.

Quá trình này sẽ được tiếp nối với mục tiêu đến năm 2027 cắt giảm thêm 15% lượng phát thải, năm 2035 cắt 55% lượng phát thải ra và đến năm 2050 sẽ hoàn thành Net Zero theo như cam kết của Chính phủ tại COP 26.

* Người tiêu dùng băn khoăn liệu họ có phải trả thêm tiền khi mua các sản phẩm xanh của Vinamilk?

- Người tiêu dùng rất ủng hộ xu hướng tiêu dùng xanh nhưng đứng trước lựa chọn chi phí chắc chắn sẽ có băn khoăn. Chúng tôi hiểu điều đó và không thể đòi hỏi người tiêu dùng phải trả tiền nhiều hơn cho sản phẩm xanh. Chúng ta phải luôn cân đối giữa tính xanh với tính tiện dụng.

Muốn vậy, một mặt nhà sản xuất phải thuyết phục người dùng về thói quen mới, mặt khác phải điều chỉnh quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành, không đẩy gánh nặng chi phí qua người tiêu dùng. Đây cũng là triết lý của phát triển bền vững.

Chúng tôi không xem số tiền bỏ ra cho sản xuất xanh là chi phí mà là khoản đầu tư cho tương lai, mình sẽ hái quả trong 5 hay 10 năm sau vì giá trị thương hiệu tỉ lệ thuận với phát triển bền vững.

Thực tế, giá trị thương hiệu của Vinamilk đã xuất sắc tăng lên trong năm qua, từ hơn 2,8 tỉ USD năm 2022 lên mốc 3 tỉ USD vào năm 2023, tiếp tục là thương hiệu sữa thứ 6 toàn cầu và thương hiệu thực phẩm giá trị nhất khu vực ASEAN.

Chúng tôi cũng là đại diện công ty sữa duy nhất ở Đông Nam Á trong top 5 doanh nghiệp sữa có tính bền vững cao nhất.