Công Ty Cổ Phần Misa (Misa-Ca)

Công Ty Cổ Phần Misa (Misa-Ca)

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành song song là cung cấp các dịch vụ về kế toán thuế, pháp luật doanh nghiệp cho các đơn vị khách hàng với đa dạng quy mô, Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn thuế TASCO cam kết sẽ hỗ trợ bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kế toán.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành song song là cung cấp các dịch vụ về kế toán thuế, pháp luật doanh nghiệp cho các đơn vị khách hàng với đa dạng quy mô, Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn thuế TASCO cam kết sẽ hỗ trợ bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kế toán.

Nghiệp vụ kế toán được xử lý trong phân hệ mua hàng:

– Nghiệp vụ trước khi mua hàng:

=> Các nghiệp vụ trong phần này tùy theo nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà kế toán có thể tạo lập để theo dõi hoặc không đều được.

– Đối với các chứng từ đã được xử lý trong phân hệ mua hàng thì không phải nhập lại số liệu sang phân hệ liên quan nữa. Vì phân hệ mua hàng là phân hệ kiêm nhiệm luôn chức năng nhập kho của phân hệ “Kho” và chức năng trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp của phân hệ “Quỹ” và phân hệ “Ngân hàng“.

Ví dụ: Khi kế toán nhập chứng từ mua hàng hóa nhập kho và thanh toán ngày bằng tiền mặt thì phân hệ mua hàng sẽ tự động đẩy chứng từ nhập kho về phân hệ “Kho“, đẩy chứng từ chi tiền mặt về phần hệ “Quỹ” mà không phải quay lại các phân hệ này nhập thêm phiếu nhập và phiếu chi.

– Các chứng từ mua hàng hóa dịch vụ không qua kho và thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, kế toán có thể nhập liệu tại phân hệ “Quỹ” và “Ngân hàng“. Tuy nhiên trường hợp kế toán muốn theo dõi được chi tiết số liệu của hàng hóa, dịch vụ phát sinh thì phải nhập liệu tại phân hệ “Mua hàng” vì phân hệ “Quỹ” và “Ngân hàng” không tạo được mã hàng hóa, dịch vụ để theo dõi chi tiết phát sinh của VTHH, dịch vụ.

Phần mềm Misa cho phép thực hiện tính giá xuất kho hàng hóa vật tư, cập nhật giá xuất kho vào các phiếu xuất kho trong kỳ

Các bước thực hiện tính đơn giá xuất kho trên phần mềm Misa như sau:

- Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ, cần lựa chọn tính giá theo kho hay không theo kho. Nếu tính giá theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho, nếu tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho.

- Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc.

- Đối với phương pháp bình quân tức thời, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.

- Tùy chọn Tính theo kho hoặc Tính giá không theo kho sẽ được tích tự động theo thiết lập ở menu "Hệ thống" => "Tùy chọn" => "Vật tư hàng hóa".

- Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.

- Đối với phương pháp nhập trước xuất trước, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.

- Đối với dữ liệu đa chi nhánh: giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.

- Đối với phương pháp đích danh, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có thể phát sinh lỗi nên cần thực hiện tính giá xuất kho để đảm bảo tính đúng đắn của giá xuất.

Cam kết từ Tasco sau khi hoàn thành khóa học

TASCO cam kết mang lại cho bạn kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm MISA một cách bài bản và chuyên nghiệp. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin trong việc quản lý kế toán tài chính, từ lập báo cáo, quản lý hóa đơn đến xử lý các nghiệp vụ kế toán phức tạp, mở rộng cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp.

Cách nhập chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ trong phân hệ mua hàng:

– Cách 1:Chọn vào menu “Nghiệp vụ”/Chọn phân hệ “Mua hàng”/Chọn “Chừng từ mua hàng hóa…”

– Cách 2: Chọn phân hệ “Mua hàng” ở thanh menu bên tay trái/ Ấn vào “Mua hàng hóa, dịch vụ“/ Ấn “Thêm“/ Chọn “Chứng từ mua hàng hóa…”

Đăng Ký Ngay Khóa Học Kế Toán Trên Phần Mềm MISA Tại TASCO

Hãy nhanh tay đăng ký khóa học kế toán trên phần mềm MISA tại TASCO để cải thiện kỹ năng kế toán của bạn ngay hôm nay. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0975.48.08.68 (Zalo)

Nhận ưu đãi đặc biệt khi đăng ký sớm.

Ngoài khóa học kế toán trên phần Mềm Misa Tasco còn đào tạo những khóa học khác

Tham khảo các khóa học của Tasco tại đây =>> Khóa học kế toán Quận 7

Đại lý thuế TASCO tự hào là một tổ chức được sáng lập và dẫn dắt bởi những CEO có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế - Tài chính tại các công ty đa quốc gia cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cập nhật kiến thức thường xuyên và làm việc với phương châm "TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM - CHUYÊN NGHIỆP" đảm bảo cung cấp cho quý doanh nhân các dịch vụ thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán thuế, tư vấn thuế uy tín và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, TASCO luôn đặt lợi ích của quý doanh nhân lên trên hết. Hơn ai hết, TASCO thấu hiểu khách hàng khi mới ra kinh doanh phải đầu tư khá nhiều chi phí. Vì vậy TASCO luôn hỗ trợ khách hàng giảm tối đa chi phí để vận hành doanh nghiệp bền vững.

⇒ Đăng ký tại đây để được TASCO tư vấn sớm nhất hoặc liên hệ hotline: 0975480868 (Zalo)

Quý doanh nhân có thể tham khảo thêm một số dịch vụ khác mà TASCO cung cấp:

Dịch vụ hoá đơn điện tử Những thắc mắc khách hàng thường gặp

Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2023

Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023

Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân năm 2023

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TASCO

Trụ sở: 39 đường N8 Jamona City Đào Trí Q7 Hồ Chí Minh. Chi nhánh 1: 17 Huỳnh Thúc Kháng, P. Hàm Tiến, Tp Phan Thiết, Bình Thuận.

Hotline: 0975.48.08.68 (Zalo) – 085.486.2446

Email: [email protected]

Website: https://dailythuetasco.com/

Facebook: https://www.facebook.com/DAILYTHUETASCO

Zalo OA: https://zalo.me/61953192489762962

Google Maps: https://g.page/r/CYHyfLDA7EPJEBA

Instagram: https://www.instagram.com/tv/CjA36vio0ol/?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Ai nên tham gia khóa học kế toán trên phần mền MISA?

Nhân viên kế toán muốn nâng cao kỹ năng Khóa học này phù hợp cho những kế toán viên muốn nâng cao khả năng sử dụng phần mềm MISA để quản lý công việc hiệu quả hơn.

Sinh viên ngành kế toán muốn học kỹ năng thực tiễn Sinh viên mới ra trường cần nắm vững kỹ năng thực hành phần mềm kế toán như MISA để tự tin trong các kỳ tuyển dụng và làm việc thực tế.

Chủ doanh nghiệp nhỏ muốn quản lý tài chính doanh nghiệp Khóa học giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể tự mình quản lý tài chính, kế toán mà không cần phụ thuộc vào các dịch vụ bên ngoài.

Nghiệp vụ kế toán phát sinh:

– Ngày 17/04/2024 CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG giao hàng và xuất hóa đơn số 9160970 ngày 17/04/2024 theo hợp đồng đã ký kết gày 15/04/2024. Thời hạn thanh toán theo hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày giao đủ hàng.

Kế toán nhập kho lô hàng này như sau:

Bước 1: Chọn chứng từ nguồn (nếu có)

+ “Lập từ Đơn mua hàng“: Nếu đã lập đơn hàng trước đó trên phần mềm và muốn lấy thông tin từ đơn mua hàng sang chứng từ mua hàng cần lập

+ “Lập từ Hợp đồng mua“: Nếu đã lập hợp đồng mua hàng trước đó trên phần mềm và muốn lấy thông tin từ hợp đồng mua hàng sang chứng từ mua hàng cần lập

+ “Lập từ Chứng từ bán hàng“: Nếu muốn lấy thông tin từ chứng từ bán hàng sang chứng từ mua hàng cần lập

+ “Nhập khẩu từ Hóa đơn điện tử“: Nếu muốn lấy thông tin từ file .XML hoặc file .INV của hóa đơn điện tử các nhà cung cấp: MISA MEINVOICE, VNPT, VIETTEL, BKAV, EASYINVOICE, SOFTDREAM, THÁI SƠN, VN-INVOICE, NACENCOMM, MOBIFONE INVOICE hoặc Mã tra cứu hóa đơn đối với hóa đơn Meinvoice của Công ty CP Misa.

+ “Đính kèm“: Đính kèm file tài liệu kèm theo chứng từ mua hàng (nếu có)

Bước 2: Chọn hình thức chứng từ và hình thức thanh toán:

+ Chọn 1. Mua hàng trong nước nhập kho: Nếu mua hàng trong nước về nhập vào kho

+ Chọn 2. Mua hàng trong nước không qua kho: Nếu mua hàng trong nước không nhập vào kho mà đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chọn 3. Mua hàng nhập khẩu nhập kho: Nếu mua hàng từ nước ngoài về nhập vào kho

+ Chọn 4. Mua hàng nhập khẩu không qua kho: Nếu mua hàng từ nước ngoài không nhập vào kho mà đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chọn “Chưa thanh toán“: Nếu mua hàng chưa phải thanh toán ngay khi nhận hàng

+ Chọn “Thanh toán ngay“: Nếu mua hàng phải thanh toán ngay khi nhận hàng. Nếu chọn “Thanh toán ngay” thì phải chọn là thanh toán bằng “Tiền mặt” hay “Ủy nhiệm chi” ngân hàng, lúc này trên chứng từ mua hàng sẽ phát sinh thêm 1 chứng từ chi tiền là Phiếu chi tiền mặt hoặc Ủy nhiệm chi chuyển khoản.

+ Chọn “Nhận kèm hóa đơn”: Nếu nhận hàng cùng với hóa đơn mua hàng hoặc nhận hóa đơn về trước còn hàng hóa đang trên đường vận chuyển về. Lúc này sẽ phát sinh thêm tab “Hóa đơn” trên chứng từ mua hàng.

+ Chọn “Không kèm hóa đơn”: Nếu nhận hàng về trước và hóa đơn về sau. Lúc này tab “Hóa đơn” sẽ biến mất.

+ Chọn “Không có hóa đơn”: Nếu mua hàng mà không có hóa đơn. Lúc này tab “Hóa đơn” sẽ biến mất.

Bước 3: Nhập thông tin chung và ngày chứng từ:

– Khi nhập hàng nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì chọn Tab “Phiếu nhập” để nhập thông tin chung.

– Khi nhập hàng không qua kho và chưa thanh toán thì chọn Tab “Chứng từ ghi nợ” để nhập thông tin chung

– Khi nhập hàng không qua kho thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì chọn Tab “Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi” để nhập thông tin chung

Bước 4: Nhập thông tin hóa đơn:

– Nhập chính xác thông tin “Mẫu số HĐ“, “Ký hiệu HĐ“, “Số hóa đơn“, “Ngày hóa đơn”

Bước 5: Chọn điều khoản thanh toán: (Nếu có)

Bước 6: Nhập thông tin chi tiết hàng hóa:

– Cột “Mã hàng“: Ấn vào dòng “Bấm vào đây để thêm mới” để nhập mã hàng. Trường hợp chưa có thông tin vật tư, hàng hóa trên phần mềm thì ấn vào mũi tên tại cột “Mã hàng” sau đó ấn dấu “+” để thêm mới mã vật tư, hàng hóa hoặc Chọn menu “Danh mục“/ Chọn “Vật tư hàng hóa“/ Chọn “Vật tư hàng hóa“/ Ấn “Thêm” để thêm mới mã vật tư, hàng hóa.

Xem bài viết cách thêm mới mã vật tư, hàng hóa, dịch vụ vào phần mềm Misa

– Cột “Kho“: Nhập lại mã kho nếu phần mềm mặc định chưa đúng

– Cột “TK kho“: Phần mềm tự hạch toán: Nếu chưa đúng thì chọn lại

– Cột “TK công nợ” hay “TK tiền“: Là phần mềm tự hạch toán theo hình thức thanh toán đã chọn ở trên

– Cột “Mã quy cách“: Ấn vào cột “Mã quy cách” hoặc phím “F6, Ctrl F6” để nhập mã quy cách của vật tư hàng hóa trường hợp có theo dõi vật tư, hàng hóa theo mã quy cách.

– Cột “ĐVT“: Phần mềm tự mặc định theo đơn vị tính chính của mã VTHH. Trường hợp nhập kho theo đơn vị chuyển đổi thì chọn lại đơn vị tính theo đơn vị chuyển đổi.

– Cột “Số lượng“: Nhập số lượng của VTHH

– Cột “Đơn giá“: Nhập đơn giá của VTHH

– Cột “Thành tiền“:Phần mềm tự tính = Cột “Số lượng” x Cột “Đơn giá“. Lưu ý khi nhập đơn giá có số lẻ sau số thập phân nếu phần mềm tính bị sai số thì kế toán nhập Cột “Thành tiền” mà không phải nhập Cột “Đơn giá“

– Cột “Tỷ lệ CK (%)“: (Nếu có) Là tỷ lệ chiết khấu mua hàng, nếu có thiết lập ở mục “Tỷ lệ CKMH (%)” khi tạo mã VTHH thì phần mềm tự đưa số liệu vào đây. Nếu chưa thiết lập thì kế toán tự nhập tỷ lệ chiết khấu mua hàng vào đây. Trường hợp chứng từ mua hàng có nhiều mặt hàng được hưởng chiết khấu chung nếu cần “Phân bổ chiết khấu” cho từng mặt hàng theo giá trị hay số lượng thì ấn vào tab “Phân bổ chiết khấu…” bên dưới.

– Cột “Tiền chiết khấu“: Số tiền chiết khấu mua hàng phần mềm tự tính nếu đã nhập cột “Tỷ lệ CK (%)” hoặc cũng có thể nhập cột “Tiền chiết khấu” trước thì phần mềm sẽ tính ra cột “Tỷ lệ CK (%)“.

– Cột “Chi phí mua hàng“: (nếu có) Là chi phí vận chuyển, chi phí thu mua, chi phí hải quan…được kết cấu, phân bổ vào giá trị hàng mua. Cột này sẽ tự tổng hợp số liệu khi thực hiện phân bổ chi phí tại tab “3.Chi phí“.Chi phí này có thể nằm chung trên cùng chứng từ mua hàng hoặc là một chứng từ riêng biệt.

– Cột “Giá trị nhập kho“: Phần mềm tự tổng hợp

– Cột “Số lô“: Trường hợp muốn theo dõi, xuất nhập tồn kho theo số lô sản xuất, lô hàng mua, lô hàng nhập khẩu…

– Cột “Hạn sử dụng“: Theo dõi hạn sử dụng của VTHH đối với VTHH có hạn sử dụng

– Cột “Hàng hóa giữ hộ/bán hộ“:

+ Chọn “Hàng hóa giữ hộ, gia công“: Nếu là hàng hóa gia công, giữ hộ

+ Chọn “Hàng hóa bán hộ, ký gửi“: Nếu là hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi

– Cột “Công trình“: Thống kê số liệu liên quan từng công trình xây dựng

– Cột “Đơn mua hàng“: Thống kê số liệu liên quan từng đơn mua hàng

– Cột “Hợp đồng mua“: Thống kê số liệu liên quan từng hợp đồng mua hàng

– Cột “Số khế ước“: Thống kê số liệu liên quan đến hợp đồng vay nợ

– Cột “Mã thống kê“: Thống kê số liệu cho một khoản muốn theo dõi cụ thể như: Chi phí tiếp khách, Phạt vi phạm hành chính, chi phí không được trừ, văn phòng phẩm…

– Cột ” % thuế GTGT” và Cột “Tiền thuế GTGT“: Kiểm tra lại thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT của VTHH xem đúng chưa. Trường hợp chưa đúng kế toán có thể nhập trưc tiếp số liệu vào đây.

+ Chọn TK 1331: Là thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

+ Chọn TK 1332: Là thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

+ Chọn 1: Là hàng hóa dịch vụ dùng riêng cho hoạt động SXKD đủ điệu kiện khấu trừ

+ Chọn 2: Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động kinh doanh mặt hàng bán ra vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT => Thì thuế GTGT được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán ra chịu thuế GTGT, phần thuế GTGT mua vào còn lại sẽ hạch toán vào chi phí hoặc giá vốn hàng bán.

Ví dụ: Công ty Hưng Thịnh thuê văn phòng 10.000.000 đồng/tháng (thuế GTGT 10% là 1.000.000 đ) phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong tháng phát sinh như sau:

– Doanh thu dịch vụ cho thuê máy tính: 60.000.000 trđ (dịch vụ chịu thuế 10%)

– Doanh thu bán phần mềm máy tính: 40.000.000 trđ (dịch vụ không chịu thuế GTGT)

=> Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = (1.000.000 đ : 100.000.000 đ) x 60.000.000 đ = 600.000 đồng.  Khi đó kế toán sẽ kê khai số thuế GTGT đầu vào 1.000.000 đ vào chỉ tiêu [24] và kê khai phần thuế GTGT được khấu trừ 600.000 đồng vào chỉ tiêu [25] trên tờ khai GTGT.

+ Chọn 3: Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ. Tuy nhiên số liệu sẽ không hiển thị trên tờ khai 01/GTGT mà doanh nghiệp phải lập thêm tờ khai mẫu 02/GTGT cho dự án đầu tư.

+ Chọn 4: Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào không đủ điều kiện khấu trừ. Nếu chọn vào mục này số liệu sẽ không hiển thị trên tờ khai. Thông thường những hóa đơn không đủ điệu kiện khấu trừ thì phần thuế GTGT sẽ được gộp vào giá trị của hàng hóa dịch vụ và không phải kê khai những hóa đơn này.

+ Chọn 5: Nếu hàng hóa, dịch vụ mua không phải tổng hợp lên tờ khai 01/GTGT: Hàng không chịu thuế, hàng không kê khai tính nộp thuế GTGT. Tuy nhiên đói với những hóa đơn này theo quy định là không được khấu trừ thuế nên không cần phải kê khai.

– Cột “Dự án đầu tư“: Chọn dự án đầu tư liên quan (nếu có) số liệu tại mục 3

– Ngày 23/04/2024 Công ty Hưng Thịnh mua 01 chai mực in về thay mực cho Máy in sử dụng cho văn phòng hóa đơn số 372 ngày 23/04/2024 và thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng.

– Nhập “Số chứng từ“: (Trường hợp số chứng từ không nhảy theo thứ tự)

– Nhập thông tin hóa đơn mua hàng: Mẫu số HĐ, Ký hiệu HĐ, Số hóa đơn, Ngày hóa đơn

– Nhập mã hàng: Nếu chưa có mã hàng thì ấn dấu “+” để thêm mới mã hàng trực tiếp khi nhập chứng từ

– Kiểm tra lại thuế suất và tiền thuế GTGT: Trường hợp không đúng thì nhập lại

– Kiểm tra lại chứng từ và Ấn “Cất” để lưu chứng từ

– Ấn “In” để in phiếu chi hoặc chứng từ kế toán

– Ngày 02/04/2024 Công ty Hưng Thịnh chuyển khoản từ tài khoản ACB để thanh toán tiền điện theo hóa đơn số 1682243 ngày 02/04/2024 và đã nhận được giấy báo nợ từ ngân hàng ACB.

+ Trường hợp muốn in UNC từ phần mềm để giao dịch hoặc kết nối giao dịch trực tuyến trên phần mềm Misa thì phải nhập đầy đủ, chính xác “Tài khoản chi” và “Tài khoản nhận”

+ Khi nhập nội dung thanh toán kế toán lưu ý do không có tab “Hóa đơn” như “Chứng từ mua hàng hóa…” nên số hóa đơn sẽ không tự động cập nhật vào nội dung thanh toán nên kế toán phải nhập thông tin này nếu muốn theo dõi.

– Nhập “Số chứng từ“: (Trường hợp số chứng từ không nhảy theo thứ tự)

– Nhập “Mã dịch vụ“: Nếu chưa có “Mã dịch vụ” thì ấn dấu “+” để thêm mới tượng tự thêm mới mã VTHH

– Nhập “Số lượng” và “Thành tiền“: Lưu ý đối với hóa đơn tiền điện tính giá theo bậc thang nên nhập cột “Số lượng” và “Thành tiền” để cột đơn giá phần mềm tự tính theo giá bình quân.

– Kiểm tra lại thuế suất và tiền thuế GTGT: Trường hợp không đúng thì nhập lại

– Nhập thông tin hóa đơn mua dịch vụ: “Mẫu số HĐ”, “Ký hiệu HĐ”, “Số hóa đơn”, “Ngày hóa đơn”: Trường hợp không có thông tin cột “Mẫu số HĐ”, “Ký hiệu HĐ” thì nhấp phải chuột vào tiêu đề cột để tích chọn hiển thị thông tin“Mẫu số HĐ”, “Ký hiệu HĐ”

– Kiểm tra lại chứng từ và Ấn “Cất” để lưu chứng từ

– Ấn “In” để in Ủy nhiệm chi hoặc chứng từ kế toán