Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được nhà nước hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được nhà nước hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tổ hợp tác được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a- Tiêu chí theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Hợp tác xã;
b- Tiêu chí theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật Hợp tác xã;
c- Đáp ứng một trong các tiêu chí sau tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ: Số lượng thành viên tăng trong 02 năm liên tiếp liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; có ít nhất 5% tổng số thành viên, người lao động được tham gia các lớp giáo dục, đào tạo, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn do tổ hợp tác tự tổ chức hoặc do các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác tổ chức và đã được cấp chứng nhận tham gia khóa học hoặc có danh sách thành viên, người lao động tham gia khóa học có xác nhận của tổ hợp tác (đối với các khóa học do tổ hợp tác tự tổ chức, thì tổ hợp tác phải có kế hoạch tổ chức khóa học, nội dung khóa học và danh sách khóa học có chữ ký của người tham gia khóa học) tính đến thời điểm năm trước liền kề với năm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ; đã thành lập không quá 36 tháng tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư tính đến thời điểm nộp đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ.
Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định nhiều chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như: Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ thông tin; chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn; chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả; chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị; chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro; chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp...
Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cung cấp thông tin về pháp lý, kinh tế; khảo sát và nghiên cứu thị trường; thông tin dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn và hoạt động xúc tiến thương mại của bộ, ngành, địa phương tổ chức trong và ngoài nước; hỗ trợ kinh phí xây dựng chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc;
Hỗ trợ kinh phí áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hợp đồng liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành các điểm giới thiệu, bán sản phẩm tại các địa phương; hỗ trợ kinh phí xây dựng, triển khai, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.
Nhà nước ưu tiên, hỗ trợ kinh phí tham gia chương trình sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài; tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể; hỗ trợ việc đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể thực hiện từng chính sách do bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phù hợp với định hướng ưu tiên và khả năng cân đối nguồn lực trong từng thời kỳ và quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực HTX nông nghiệp rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ HTX tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Số lượng HTX nông nghiệp dự kiến đến 31/12/2020 là 17.462 HTX thu hút 3.781.423 thành viên; trong đó số lượng HTX trong nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả là 15.000 HTX.
Theo ông Bùi Nghị, Phó Cục trưởng Cục Phát triển HTX (Bộ KH&ĐT), giá nông sản ngày càng biến động, thị trường xuất hiện nhiều rủi ro. Nông dân Việt Nam sẽ khó cạnh tranh nếu không liên kết lại thông qua tổ hợp tác, HTX.
Thông qua tổ chức HTX nông nghiệp, các thành viên, nông dân sản xuất với quy mô nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng cường năng lực và hiệu quả sản xuất đi đôi với việc hạ giá thành, kiểm soát chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo bà Mai Thị Thu Hường, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Phát triển HTX, nhìn chung, đóng góp của khu vực KTHT trong nông nghiệp vào phát triển kinh tế của địa phương tăng liên tục qua các năm, thông qua phát triển KTHT, HTX đã giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình tham gia.
HTX đã giải quyết những vấn đề tập thể mà những nông dân nhỏ lẻ khó thực hiện được như: Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm ngành hàng ở địa phương.
Tuy nhiên, theo bà Hường, rất ít HTX được tiếp cận chính sách như vốn, đất đai, hạ tầng... Qua triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015- 2020, đã có khoảng 19.000 lượt HTX được hưởng hỗ trợ từ Chương trình với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách khoảng 3.436 tỷ đồng (ngân sách trung ương khoảng 2.141 tỷ đồng, chiếm 62%). Trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 HTX được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi, chiếm 16% tổng số HTX trên toàn quốc. Mức hỗ trợ trung bình các HTX được hưởng khoảng 180 triệu đồng/HTX, rất thấp so với nhu cầu thực tế của HTX.
Ngoài các chính sách hỗ trợ chung, HTX nông nghiệp còn được hưởng một số chính sách đặc thù riêng được quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật HTX, như hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ giao đất, cho thuê đất; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh...
Cụ thể, về hỗ trợ giao đất, cho thuê đất, số HTX được thụ hưởng chính sách này không nhiều (chỉ chiếm khoảng 13% tổng số HTX nông nghiệp) do quỹ đất công hiện nay hạn chế, thậm chí không còn quỹ đất công.
Hay về hỗ trợ vốn, giống, trong giai đoạn 2015-2020, có 508 HTX được hỗ trợ với kinh phí 206 tỷ đồng (khoảng 3,5% tổng số HTX nông nghiệp)...
Nhìn chung, các chính sách chậm triển khai trong thực tế, tác động của chính sách đến các đối tượng thụ hưởng còn thấp, chưa thật sự tạo động lực thúc đẩy KTHT và đặc biệt là các HTX nông nghiệp phát triển. Số lượng và tỷ lệ các HTX tiếp cận và được thụ hưởng các chính sách chưa cao, trong khi nhu cầu hỗ trợ vẫn còn rất lớn.
Bà Hường cho rằng: "Nội dung hỗ trợ cho khu vực HTX phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm từng thời kỳ phát triển, tránh dàn trải. Kinh phí hỗ trợ phải kịp thời, đúng mức để vừa phát huy vai trò hỗ trợ, "bà đỡ" của Nhà nước, vừa phát huy vai trò chủ động, tự chủ của tổ chức HTX".
Tại hội thảo Thúc đẩy mô hình HTX hỗ trợ nông dân Việt Nam phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19 và thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào chiều 10/12, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Cục Phát triển HTX đã đặt câu hỏi: "Những HTX nào tham gia hội thảo này đã từng nhận được hỗ trợ. Kết quả chỉ số ít cánh tay được giơ lên". Bà Hương nhìn nhận, điều này cho thấy trong giai đoạn qua dường như "chính sách hỗ trợ HTX vẫn ở trên trời, còn HTX ở dưới đất".
Theo bà Hường, những bất cập này sẽ được giải quyết trong Chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2021-2025, được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020.
Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, cho biết tính đến năm 2020, tỉnh này có 152 HTX nông nghiệp nhưng phần lớn HTX hoạt động rất khó khăn nên không đáp ứng được các điều kiện để nhận được hỗ trợ. Trong giai đoạn 2018-2020, tỉnh chỉ hỗ trợ được khoảng 3 tỷ đồng cho các HTX đầu tư máy móc chế biến, hỗ trợ vay vốn được khoảng 2 tỷ đồng... Do vậy, ông Hải kỳ vọng Quyết định 1804 về chương trình hỗ trợ HTX giai đoạn 2021-2025 sẽ giúp chính sách hỗ trợ đi vào thực tế.
Theo TS. Hoàng Xuân Trường, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, để phát triển được các HTX hiện đại, khắc phục những khó khăn do dịch bệnh, do biến đổi khí hậu và chủ động hội nhập, Nhà nước cần giúp các HTX tiếp cận và được hưởng các gói chính sách hỗ trợ vượt qua dịch bệnh của Chính phủ (khoanh nợ/giãn nợ/miễn thuế/tiếp cận tín dụng)... Giúp các HTX hiểu và tiếp cận được các chính sách hỗ trợ theo Nghị định 98 năm 2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp.
Đồng thời, ông Trường cho rằng cần có chính sách về tín dụng hỗ trợ riêng HTX khôi phục sản xuất, tái đàn với điều kiện thực hiện một trong 7 hình thức liên kết như trong Nghị định 98 năm 2018 đã Ban hành. Xây dựng cơ chế tín dụng theo hình thức tín chấp để phát triển chuỗi liên kết.