Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Những con số của sàn chứng khoán thay đổi luôn theo từng giây từng phút kéo theo đó số lượng giao dịch cũng dịch chuyển theo. Bởi vậy, thị phần và xếp hạng của danh sách công ty môi giới chứng khoán tốt nhất cũng từ đó có những kết quả khác nhau trong từng thời điểm.
Công ty môi giới chứng khoán SSI
Dưới đây là bảng thống kê về top 10 công ty môi giới chứng khoán tốt nhất ở Việt Nam được tổng hợp năm 2017 và quý III/2018:
Nhìn chung thị phần môi giới của các công ty chứng khoán dẫn đầu đều giảm so với năm 2018 do sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp khác tham gia vào lĩnh vực chứng khoán. Đặc biệt, qua bảng thống kê ta có thể thấy công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã vượt lên một bậc và tăng lên 0.3% thị phần. Hiện nay công ty chứng khoán BSC đang được nhận định là công ty có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới cũng như đang là nơi thu hút các nhà đầu tư chứng khoán giao dịch hiện nay.
Công ty môi giới chứng khoán BSC
Dự báo trong thời gian tới, xếp hạng và thị phần các công ty môi giới chứng khoán ở Việt Nam sẽ còn nhiều biến động hơn nữa. Tuy nhiên đó được coi là dấu hiệu tốt đối với chứng khoán Việt Nam, sự cạnh tranh đó sẽ khiến cho các nhà đầu tư có thêm nhiều chọn lựa mới.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các công ty chứng khoán tốt nhất Việt Nam qua thời gian năm 2017 và quý III/ 2018. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc sẽ có được cái nhìn toàn cảnh, chi tiết về tình hình phát triển của các công ty môi giới chứng khoán tại Việt Nam và đưa ra được những lựa chọn mở tài khoản giao dịch tại các công ty môi giới phù hợp. Chúc bạn thành công!
VinFast có thể huy động vốn từ đâu?
VinFast vẫn bám sát theo kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm tại cơ sở ở Bắc Carolina vào năm 2024.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập VinFast vào năm 2017 và tính tới tháng 9/2022, các chủ sở hữu và bên cho vay đã chi ra 7.5 tỷ USD để tài trợ chi phí hoạt động và chi tiêu đầu tư của hãng xe điện mới nổi này.
Trả lời phỏng vấn với Bloomberg, CEO Lê Thị Thu Thủy cho biết: “Hiện tại, ông Vượng chưa có kế hoạch đầu tư thêm vào VinFast”.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập của VinFast
VinFast đã mất 1.3 tỷ USD trong năm 2021 và lỗ gần 1.5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) trong tháng 12. Hồ sơ này cũng cho thấy VinFast có thể tiếp tục lỗ trong ngắn hạn.
Trong hồ sơ, VinFast cho biết Vingroup phát hành thư hỗ trợ với nội dung “Vingroup có khả năng và sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính đủ để chúng tôi tiếp tục hoạt động”. Theo tài liệu này, VinFast sẽ “huy động vốn bổ sung đáng kể”, có thể đến từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu cũng như nguồn vốn của các bên liên quan.
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Qatar vào tháng 6/2022, bà Thủy cho biết VinFast sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina (Mỹ) vào tháng 9 tới. Động thái này thậm chí còn được Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi. Hồi tháng 3 đã viết trên Twitter rằng đó là “bằng chứng mới nhất cho thấy chiến lược kinh tế của tôi đang phát huy hiệu quả”.
Trong tuần này, bà Thủy cho biết nhà máy đã “cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng” và VinFast đang “hoàn thiện các giấy phép để có thể bắt đầu xây dựng”. Bà cho biết thêm VinFast vẫn bám sát theo kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm tại cơ sở ở Bắc Carolina vào năm 2024.
Cho tới khi nhà máy ở Mỹ đi vào hoạt động, VinFast dự tính sản xuất xe điện ở nhà máy Hải Phòng và rồi xuất khẩu tới Mỹ. Mới đây, VinFast đã hoãn giao xe điện cho khách ở Mỹ cho tới nửa cuối tháng 2/2023. Phía công ty cho biết việc chậm trễ là do cần cập nhật phần mềm cho xe.
Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết VinFast cắt giảm 80 việc làm ở Bắc Mỹ, bao gồm cả Giám đốc tài chính. Công ty cho biết sự rời đi của Giám đốc tài chính Rodney Haynes “không ảnh hưởng tới hoạt động của VinFast ở Mỹ và trên toàn cầu”.
Hiện VinFast đặt mục tiêu sản xuất 1.1 triệu chiếc xe/năm vào năm 2026. Bà Thủy cho biết trong 3 tháng cuối năm 2022, VinFast đã giao hơn 4,900 chiếc xe, tức cả năm sản xuất dưới 20,000 chiếc.
“Trong ngắn hạn, chúng tôi chưa thể công bố số liệu cụ thể, nhưng VinFast đã giao hàng ngàn chiếc xe điện và có gần 7,000 đơn đặt hàng trước. Chúng tôi sẽ giao xe tới khách hàng nhanh nhất có thể”, bà Thủy cho biết. “Hơn nữa, chúng tôi cũng nhận đặt cọc cho xe VF5 và sẽ sớm mở dịch vụ đặt trước cho VF6 và VF7 trên toàn cầu, với thời điểm giao xe dự kiến là từ cuối năm 2023”.
Sau 12 năm niêm yết tại sàn Hà Nội, Vinaconex chuyển sang sàn HoSE với giá tham chiếu cho cổ phiếu VCG trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa khoảng 18.500 tỷ đồng.
Sáng 29/12, hơn 441,7 triệu cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mã chứng khoán VCG chính thức được niêm yết với phiên giao dịch đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).
Như vậy, sau 12 năm niêm yết tại sàn Hà Nội, Vinaconex đã chuyển sang sàn HoSE với giá tham chiếu cho cổ phiếu VCG trong ngày giao dịch đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa khoảng 18.500 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Vinaconex kỳ vọng chiến lược chuyển sàn này sẽ là bước đi quan trọng trong hành trình nâng tầm vị thế và uy tín của Tổng công ty.
[Họp đại hội cổ đông, Vinaconex dự kiến chia cổ tức 12%]
Ngay trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu VCG khớp giá giao dịch quanh mức 45.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường khoảng 19.877 tỷ đồng tại cùng thời điểm, ghi nhận mức tăng khoảng 8%.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaconex, chia sẻ với việc chuyển sàn sang HoSE lần này, Vinaconex kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển mới, thu hút nhà đầu tư cũng như dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.
Vinaconex định hướng tăng vốn để phát triển đầu tư và đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án trúng thầu có giá trị lớn.
Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, đại diện Vinaconex cho biết sẽ tăng vốn nhưng lộ trình có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp nhu cầu vốn từng thời điểm.
Theo kế hoạch, Vinaconex sẽ tăng vốn thêm 15%, còn tình hình thực tế sẽ do Hội đồng quản trị thống nhất và quyết định.
Kế hoạch phát triển trong 5 năm tới của Vinaconex là đạt mục tiêu doanh thu 30.000 tỷ đồng và lợi nhuận 2.000 tỷ đồng; trong đó, lĩnh vực xây dựng và bất động sản chiếm tỷ trọng 70% doanh thu và lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm kỳ vọng đạt 15-25%; tỷ lệ cổ tức mỗi năm khoảng 12-20%.
Đến năm 2025, Vinaconex kỳ vọng trở thành tốp 3 nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, tốp nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam và hình thành chuỗi các doanh nghiệp đầu tư tài chính trong nhiều lĩnh vực lợi nhuận cao, ổn định như năng lượng, nước sạch, giáo dục đào tạo và xuất khẩu lao động.
Năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vinaconex ước đạt hơn 9.600 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng 82% so với kế hoạch./.
Theo từng năm, quý, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh luôn có những công bố về top 10 công ty môi giới chứng khoán tốt nhất dẫn đầu về thị trường. Vậy giữa năm 2017 và quý III/2018 những công ty nào được xướng tên và sự thay đổi về thị phần và xếp hạng của các công ty như thế nào?