Cùng dự có đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng Ban dân vận Trung ương Mai Văn Chính; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thu Hà; đại diện các kiều bào tiêu biểu trên khắp thế giới.
Cùng dự có đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng Ban dân vận Trung ương Mai Văn Chính; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thu Hà; đại diện các kiều bào tiêu biểu trên khắp thế giới.
Bạn đã từng thắc mắc hệ quả của việc thiếu nước là gì hay chưa? Nếu như không được bổ sung kịp thời và đầy đủ, thiếu nước kéo dài có thể gây ra một số vấn đề cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu nước ở mức độ nhẹ có thể gây ra những biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, táo bón, tâm trạng thất thường, lo lắng, chuột rút, đau khớp… Bên cạnh đó, nếu không được bổ sung nước kịp thời thì bạn sẽ gặp tình trạng làn da bị nhăn nheo, mắt trũng.
Thiếu nước khiến làn da trở nên nhăn nheo hơn
Thiếu nước ở mức độ nặng, nhất là đối với những người hay tập thể thao cường độ mạnh, có thể sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng, thậm chí nôn…
Ngoài ra, một số tác hại của thiếu nước là gì khác có thể kể đến như:
Trao đổi chất chậm lại: nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và thẩm thấu vào tế bào nên thiếu nước sẽ khiến trao đổi chất chậm lại.
Tăng cảm giác đói: thiếu nước khiến cơ thế cảm thấy đói, nhanh đói hơn, khiến bạn đối mặt với tình trạng tăng cân ngoài mong muốn.
Vấn đề tiêu hóa: thiếu nước sẽ gây ra tình trạng táo bón, các chất cặn bã sẽ rắn hơn và ảnh hưởng đến quá trình đào thải ra khỏi cơ thể.
Chúng ta đã biết nước có công thức hóa học là H2O, một phân tử nước cấu tạo từ 1 nguyên tử Oxy và 2 nguyên tử Hydro thông qua liên kết cộng hóa trị. Liên kết này khá yếu nên dễ bị đứt gãy trong các phản ứng và thông qua quá trình điện phân dung dịch, tạo ra các chuyển động linh hoạt cho nước ở thể lỏng.
Bên cạnh đó, nước cũng là một dung môi tốt nhờ tính lưỡng cực. Hầu hết các hợp chất phân cực như acid, rượu và muối đều tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò trong hóa học và sinh học vì nhiều phản ứng chỉ xảy ra trong dung dịch nước.
Nước có vai trò quan trọng với thực vật
Đối với thực vật, nước là thành phần của tế bào sống, có nước thì thực vật mới có thể sống, tuy nhiên hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau theo loài và theo từng thời kỳ. Vai trò của nước đối với thực vật bao gồm:
Theo một một công bố trên trang Archiv Fur Kriminologie Trusted Source, một người trưởng thành có thể nhịn ăn trong vòng 60 ngày nhưng không thể nhịn uống quá 21 ngày, tùy theo thể trạng cơ thể mỗi người. Điều này cho thấy nước là chất thiết yếu đối với sự tồn tại của con người. Nước đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế, không phải ai cũng trả lời được câu hỏi nước là gì? Tính chất và vai trò của nước đối với cuộc sống? Vì thế, trong bài viết sau đây, KANGEN sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nước là gì? Nước là một loại hợp chất vô cơ, không màu, không mùi, không vị và gần như trong suốt. Nước là thành phần chính chính của thủy quyển trên Trái Đất. Đặc biệt, nước vô cùng quan trọng đối với các sinh vật sống, chiếm khoảng 70% cơ thể con người, mặc dù không cung cấp Calo hay bất cứ chất dinh dưỡng hữu cơ nào.
Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử Oxy và 2 nguyên tử Hydro được liên kết bằng liên kết cộng hóa trị. Công thức hóa học của nước là H2O. Về mặt hình học, phân tử nước có góc liên kết là 104.45 độ.
Tính chất của bất kì vật chất nào cũng được chia làm hai loại và nước không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những thông tin rất thú vị về các tính chất của nước:
Nước là một dạng chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, nước sẽ bay hơi khi nhiệt độ đạt mức 100 độ C, tại mức áp suất khí quyển là 760mmHg (1 atm) và hóa rắn ở 0 độ C, gọi là nước đá.
Về tính dẫn điện, thực chất nước tinh khiết không dẫn điện, nước thông thường có chứa các loại muối tan nên tính dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ muối có trong nước. Chính vì vậy, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất và muối tan nên tính dẫn điện tương đối cao. Về tính dẫn nhiệt, nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.
Một số thông số khác về nước như khối lượng riêng của nước (ở 4 độ C) là 1g/ml, độ dẫn nhiệt 0.58 W/m-K, chỉ số khúc xạ là 1.333 ở 20 độ C.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nước có vai trò thiết yếu để duy trì sự sống và trao đổi chất. Vậy cơ thể có bao nhiêu nước? Theo đó, nước chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 70 - 80% trọng lượng cơ thể. Vai trò thực sự của nước là gì? Không chỉ đơn giản là để giải khát, mà nước còn tham gia nhiều hoạt động sống của cơ thể, giúp các hệ cơ quan hoạt động ổn định.
Nước có vai trò quan trọng với cơ thể con người
Nguồn nước đi vào cơ thể mang đến nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và Oxy cần thiết cho các tế bào phát triển. Nước còn giúp điều hòa thân nhiệt cân bằng và dao động quanh ngưỡng 37 độ C.
Nước giống như một loại dung môi giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, đào thải độc tố và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và phân. Uống nhiều nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn và giúp chúng di chuyển một cách dễ dàng trong đại tràng. Nước cũng giúp làm trơn các khớp xương, giúp hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.
Nước ion kiềm cấu tạo bởi các phân tử nước siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu nhanh vào tế bào, từ đó giúp bù nước nhanh chóng, bổ sung lượng nước bị mất đi. Nước ion kiềm mang đến cảm giác tỉnh táo, sảng khoái và căng tràn năng lượng. Bên cạnh đó, đây cũng là một giải pháp giúp cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động đạt hiệu quả tối đa nếu sử dụng đúng liều lượng.
Cơ chế thải độc của cơ thể liên quan mật thiết đến việc uống nước, đặc biệt là khi sử dụng nước ion kiềm. Mỗi ngày uống 8 cốc nước ion kiềm sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, bổ sung khoáng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Lượng axit trong cơ thể sẽ tăng lên trong quá trình tiêu thụ các loại thực phẩm như thịt đỏ, nước ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh… Không chỉ vậy, môi trường axit tạo điều kiện cho các gốc tự do phát triển, gây ra nhiều loại bệnh như đau dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày và thậm chí là ung thư.
Nước ion kiềm là “cứu tinh”, giúp trung hòa lượng axit dư, duy trì tính kiềm và hỗ trợ phòng chống bệnh tật và cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, quy định Đạo luật về thiết bị y dược Nhật Bản (Đạo luật PMD) đã kiểm duyệt hiệu quả cải thiện triệu chứng đường tiêu hóa của nước ion kiềm. Vì vậy mỗi ngày bạn nên uống từ 0.5 - 1 lít nước ion kiềm để đạt hiệu quả tối ưu.
Nước ion kiềm giúp cơ thể chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật
Môi trường ô nhiễm, khói bụi và những sản phẩm độc hại là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa. Cơ thể rất cần các chất chống oxy hóa để chống lại những ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Và nước ion kiềm là một giải pháp tuyệt vời cung cấp nguồn Hydrogen dồi dào giúp kiểm soát các gốc tự do, chống oxy hóa vượt trội và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa.
Nhờ cấu trúc phân tử siêu nhỏ nên các phân tử nước có độ thẩm thấu cao, chiết suất các chất dinh dưỡng nhanh và góp phần tăng hương vị tự nhiên. Nước ion siêu kiềm còn có khả năng rửa sạch và loại bỏ tối các chất bảo quản trên bề mặt thực phẩm. Như vậy, nấu ăn bằng nước ion kiềm vừa mang lại cảm giác an toàn, lại gia tăng hương vị và tiết kiệm thời gian hơn so với cách nấu ăn truyền thống.
Những thông tin của bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc Nước là gì? Tính chất và vai trò của nước đối với cuộc sống của con người? Nước đóng vai trò thiết yếu trong qua trình vận hành của cơ thể, thiếu nước bạn sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống. Hãy bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể và ưu tiên sử dụng nước ion kiềm để duy trì hiệu quả công việc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày nhé!
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam)
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4.510km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650 km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông; Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Việt Nam có chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm (theo truyền thuyết) với nhà nước đầu tiên là Văn Lang thời vua Hùng. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa VI họp kỳ họp thứ nhất đã quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực.
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.
Đó là những món ăn đã tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Việt Nam và được CNN ghi tên trong danh sách TOP 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới. Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là sự dung hòa trong cách pha trộn nguyên liệu, không quá cay, quá ngọt hay quá mặn. Các nguyên liệu gia vị để chế biến món ăn rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non, các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á.
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và