Về đào tạo, Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học (cử nhân) và bậc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Về nghiên cứu khoa học, Khoa được giao triển khai các hoạt động khoa học thuộc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần sáng tạo, chuyển giao tri thức, tư vấn và phản biện chính sách trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Về đào tạo, Khoa Tư pháp hình sự, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học (cử nhân) và bậc sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Về nghiên cứu khoa học, Khoa được giao triển khai các hoạt động khoa học thuộc chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần sáng tạo, chuyển giao tri thức, tư vấn và phản biện chính sách trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.
Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. Số lượng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.
c) Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Hội đồng Khoa học và Đào tạo có Chủ tịch, thư ký và các thành viên; có số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng; trưởng của một số khoa, viện, phòng chức năng trong Trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường (nếu cần thiết).
Hội đồng Khoa học và Đào tạo được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
d) Các đơn vị trực thuộc Trường:
- Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Khoa Pháp luật thương mại quốc tế;
- Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí;
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin thư viện;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường do Hiệu trưởng quy định.
đ) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội
- Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Chi hội Luật gia Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Hội Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đảng bộ, các đoàn thể và các tổ chức xã hội của Trường được thành lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Đảng, điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Biên chế công chức và số lượng người làm việc
Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại các đơn vị theo điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Trường với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Trường là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường. Trường chịu trách nhiệm độc lập về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trường theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến các đơn vị thuộc Bộ thì Trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ về việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường thì Trường có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Trường với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thì Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác giữa Trường và một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch công tác về tổ chức, biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ công chức, viên chức và quy mô tuyển sinh, đào tạo cán bộ pháp luật của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và các hoạt động tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
d) Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học pháp lý xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
đ) Phối hợp với các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
e) Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi quản lý của Trường.
g) Phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Bộ Tư pháp.
5. Quan hệ công tác giữa Trường với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hôm nay (31/7), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn tuyển sinh năm 2017.
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội:
Điểm chuẩn các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội:
Ngoài ra, Thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn ĐH Quốc gia Hà Nội 2017. Tại đây
Viet Nam National University of Languages and International Studies
Tòa nhà hiệu bộ Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ (tiếng Anh: VNU University of Languages and International Studies – VNU-ULIS), là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Đây được đánh giá là trường đại học đầu ngành và có lịch sử lâu đời nhất về đào tạo và giảng dạy ngôn ngữ tại Việt Nam. Trường là trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Bên cạnh hoạt động đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, trường Đại học Ngoại ngữ còn có hai trường thành viên là Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ và Trường Trung học cơ sở Ngoại ngữ. Trụ sở chính của trường đặt tại số 2B Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội[1].
(*) Giai đoạn sau năm 1958, Trường Ngoại ngữ được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mang tên Khoa Ngoại ngữ. Năm 1967, Khoa Ngoại ngữ lại được tách ra khỏi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và chính thức mang tên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, giải thích cho lý do giai đoạn 1958 - 1968 trường không có Hiệu trưởng.
Trường Đại học Ngoại ngữ gồm có 11 khoa đào tạo, 4 bộ môn, 5 trung tâm nghiên cứu, 8 trung tâm chức năng, 1 trường Trung học Phổ thông trực thuộc và 1 trường Trung học Cơ sở trực thuộc.[5]
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Canada, New Zealand, Romania, Úc,... trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt:
Bên cạnh đó, trường còn hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Học viện Khoa học Quân sự,...
Trường cũng có nhiều hoạt động hợp tác đa dạng với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, trường đã có nhiều ký kết quan trọng với hầu hết Đại sứ quán của các nước sở tại nhằm tạo điều kiện lưu chuyển học sinh, sinh viên và đẩy mạnh các hoạt giao lưu, xúc tiến ngôn ngữ - văn hóa.
Đáng chú ý, theo thỏa thuận ký kết vào ngày 5/9/2018 giữa Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Không gian Pháp tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN chính thức được thành lập vào ngày 22/2/2019 với tên gọi là "Espace France", đặt tại tòa nhà C3 thuộc khu công trình khoa Pháp. Đây là Không gian Pháp đầu tiên tại Hà Nội và thứ tư trong cả nước.[6]
Trường Đại học Việt Nhật (tiếng Anh: VNU Hanoi-Vietnam Japan University, viết tắt: VNU Hanoi-VJU, tiếng Nhật: 日越大学にちえつだいがく, chuyển tự Nichi-Etsu Daigaku / Nhật-Việt Đại Học) là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập theo Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 21/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ra đời dựa trên ý tưởng của lãnh đạo cấp cao của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu, tập trung vào hai lĩnh vực công nghệ kỹ thuật tiên tiến và khoa học liên ngành.
Thế mạnh của Trường là mạng lưới đối tác đại học Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Waseda, Đại học Ritsumeikan, Đại học Ibaraki.
Mô hình Trường Đại học Việt Nhật là mô hình đại học xuất sắc mới, được xây dựng theo phong cách Nhật Bản với sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trường hướng đến sự phát triển bền vững dựa trên nền tảng tự chủ cao trong hoạt động.
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và các sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao tri thức trong các lĩnh vực khoa học xã hội liên ngành nói riêng và khoa học liên ngành nói chung phục vụ sự phát triển bền vững.
Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực xã hội liên ngành nói riêng và khoa học liên ngành nói chung.
Xúc tiến chuyển giao tri thức giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trở thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở Châu Á trong các khoa học xã hội liên ngành, đặc biệt các lĩnh vực Việt Nam và Nhật Bản có thế mạnh, tiềm năng hợp tác.
Đóng góp vào tầm nhìn 2030 của Trường Đại học Việt Nhật: Trở thành trường đại học nghiên cứu có uy tín hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực khoa học liên ngành; Đạt vị trí hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học bền vững.
Giáo dục khai phóng; học tập và nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Sinh viên chương trình Công nghệ Thực phẩm & Sức khỏe (EFTH) của VJU đang