Cách Tính Lương Hưu Hiện Nay

Cách Tính Lương Hưu Hiện Nay

Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.

Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.

Cách tăng mức hưởng lương hưu

Người lao động có thể căn cứ theo các yếu tố ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu theo công thức tính. Dưới đây là một số cách để tăng mức lương hưu cho người lao động:

(1) Đóng BHXH đủ số năm: Để hưởng lương hưu, bạn cần đóng đủ số năm tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Hãy đảm bảo bạn đóng BHXH liên tục và đủ số năm để tăng tỷ lệ hưởng.

(2) Tăng mức đóng BHXH: Đóng BHXH với mức lương cao hơn sẽ giúp bạn tích luỹ quỹ hưu trí nhanh hơn. Hãy xem xét tăng mức đóng để tăng lượng tiền hưu trí.

(3) Tích luỹ thêm quỹ hưu trí cá nhân: Ngoài BHXH do Nhà nước tổ chức, người lao động có thể tích luỹ thêm bằng các khoản tiết kiệm, đầu tư, hoặc mua gói bảo hiểm hưu trí riêng.

(4) Duy trì một sức khỏe tốt: Sức khỏe tốt sẽ giúp người lao động tiết kiệm chi phí y tế và đảm bảo duy trì một năng suất làm việc lâu dài từ đó giúp kéo dài thời gian đóng BHXH.

Hướng dẫn cách tính lương hưu BHXH năm 2024

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:

(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:

(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.

Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.

(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:

- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Mức lương tối thiểu vùng tăng có ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu?

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6% từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ theo công thức tính lương hưu ở trên thì mức hưởng lương hưu sẽ tỷ lệ thuận với số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.

Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương của người lao động theo vùng có thể được điều chỉnh tăng tương ứng, từ đó làm cho mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động tăng theo.

Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thêm 6%, mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia BHXH cũng sẽ tăng thêm khi nghỉ hưu sau thời điểm này.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Người lao động nghỉ hưu cần kiểm tra các thông tin cụ thể về lương hưu và điều kiện hưởng để tính toán chính xác. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động.

Lương hưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người lao động đảm bảo khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ BHYT (được cấp miễn phí) để chăm sóc sức khoẻ.

Điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7/2025

Theo quy định tại Luật BHXH năm 2024, từ 1/7/2025 sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu.

Theo đó, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu quy định tại Bộ Luật Lao động thì lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.

Việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, tại Điều 67 Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH.

Có 2 điều kiện cần để điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1/7/2025, đó là: Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp, và đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại điều này.

Về mức lương hưu hàng tháng, từ ngày 1/7/2025 được tính như sau: đối với lao động nữ, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với lao động nam, lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Người lao động nam có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang, mức lương hưu hàng tháng do Chính phủ quy định; nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước.

Mức lương hưu hàng tháng của đối tượng suy giảm khả năng lao động được tính như khoản 1 Điều 66, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm thì mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Chính phủ quy định chi tiết về mức hưởng và điều kiện hưởng lương hưu.

Mức điều chỉnh lương hưu đã áp dụng từ ngày 1/7/2024

Theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP về thời điểm và mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng như sau:

* Từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg về việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;

Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).

- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 1/1/1995.

* Từ ngày 1/7/2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh:

- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;

- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Theo quy định, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều trường hợp người lao động có tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao và số năm đóng bảo hiểm xã hội dài nên khi nghỉ hưu có mức hưởng lương hưu khá cao.

Lương hưu cao do đóng bảo hiểm xã hội mức cao với thời gian dài

Ông P.P.N.T. (cư trú Thành phố Hồ Chí Minh) hiện đang là người có mức lương hưu cao nhất cả nước với hơn 124 triệu đồng/tháng. Trước khi nghỉ hưu, ông T. là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của một công ty. Tháng 4/2015, ông T. nghỉ hưu với mức lương hưu hơn 87,3 triệu đồng/tháng. Sau 5 lần điều chỉnh lương hưu của Nhà nước, đến tháng 6/2023, mức lương hưu của ông T. là 124.714.600 đồng/tháng.

Để có được mức lương hưu như hiện tại, ông T. đã có hơn 23 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó, giai đoạn trước năm 2007 khi quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực tế (số tiền đóng bảo hiểm xã hội không bị giới hạn mức trần), mức đóng bảo hiểm xã hội của ông T. rất cao. Có những thời điểm, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T. là hơn 200 triệu đồng/tháng.

Khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, đã quy định mức trần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (hoặc lương cơ sở).

Theo đó, từ tháng 1/2007 đến 3/2015, ông T. luôn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao nhất theo quy định, với mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 15,4 triệu đồng/tháng. Trong đó, gần 2 năm trước thời điểm nghỉ hưu (mức lương cơ sở khi đó là 1,15 triệu đồng), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của ông T. là 23 triệu đồng/tháng.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thời điểm tháng 4/2023, cả nước có 471 trường hợp có mức hưởng lương hưu từ 20 triệu đồng trở lên.

Trong đó: mức hưởng từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng là 382 trường hợp; từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng là 80 trường hợp; từ 50 triệu đồng trở lên là 9 trường hợp.

Các trường hợp này đều làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức cao (trước năm 2007) hoặc theo mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung/mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (từ năm 2007 trở đi).

Người lao động hiện nay được tính lương hưu như thế nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu (từ năm 2022) như sau:

- Đối với lao động nam nghỉ hưu, cứ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu, cứ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+ Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng sẽ được điều chỉnh tăng thêm.

Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH 2024 về BHXH bắt buộc, trong đó đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng cho người lao động kèm theo ví dụ minh họa. Thông tư dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Theo dự thảo Thông tư, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật BHXH được tính theo quy định tại Điều 66 của Luật BHXH.

Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

Đối với lao động nam, bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

15 năm đầu đóng BHXH của lao động nử được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Ví dụ 12: Bà A. 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-10-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của bà A. được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%;

- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

Bà A. nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỉ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%;

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Ví dụ 13: Ông B. 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-9-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông B được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 40%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%;

- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B. là 43,5%.

Ví dụ 14: Ông K. nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4-2027 khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông K. được tính như sau:

- 20 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;

- Tổng 2 tỉ lệ trên là: 45% + 20% = 65%;

Ông K nghỉ hưu trước tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng nên tỉ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%. Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K. là 65% - 3% = 62%.

Ví dụ 15: Ông C. 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1-3-2029, có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam 10 năm và đóng BHXH ở Hàn Quốc 5 năm. Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C. được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật BHXH cùng với Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về BHXH.

Cụ thể, thời gian đóng BHXH để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C. là tổng thời gian tham gia BHXH ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian ông C. đã đóng BHXH tại Việt Nam. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông C là 10 năm x 2,25% = 22,5%.

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với 10 năm đóng tại Việt Nam được tính theo quy định tại Điều 72 của Luật BHXH.

Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật BHXH của Việt Nam, ông C. còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời gian đóng BHXH tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn Quốc.